- Ôi! Chính sách mà giản dị thì dân chúng dễ thi hành. Người đời sao cứ hay vẽ ra rắc rối!
Chuyện trên gợi vài ý: - đạo cần giản dị - giản dị mới dễ làm – và dễ thuyết phục (truyền giáo).
Cách nào để đạo giản dị? – Cách: làm trước nói sau và nói ít làm nhiều. Vì thực tế (do làm-thấy) lọc bỏ mơ hồ (bởi nói-nghe). Ví dụ Công giáo là đạo yêu thương; sống yêu thương trước rồi nói cách sống sau; sống nhiều “ngộ” nhiều đến nói không xuể nên nói ít. Đạo liền giản dị.
Đạo Chúa ban, giản dị một chữ Yêu thương “Cứ dấu này người ta biết các con môn đệ Thầy: là các con yêu thương nhau” (Ga 13,34); giản dị đến cả cách Chung thẩm “…xưa Ta đói các ngươi cho Ta ăn…”(Mt 25, 31). Giản dị vốn dễ làm, yêu thương càng dễ làm hơn nữa.
Giản dị một chữ Yêu thương dễ thuyết phục (truyền giáo). Các vị thừa sai xưa thuyết phục dân bản xứ ngay từ phút đầu -khi chưa nói gì- bằng cái cách lặn lội từ xa đến (yêu thương).
Giản dị tự nó là BỎ bớt. Yêu thương lại còn CHO hết; thử gọi Công giáo là đạo VÔ (không). Người Công giáo VÔ như cái chén, sở dụng của chén nằm ở khoảng trống không để đựng cơm; người Công giáo VÔ như bánh xe, sở dụng của bánh xe nằm ở khoảng trống không ở giữa với các nan hoa cho vành bánh bung thành hình tròn mà lăn đi; Kitô hữu VÔ như cái cửa, sở dụng của cái cửa nằm ở khoảng trống không để di ra đi vào…
NK
CHÂU HÂN sưu tầm
Có một người rất keo kiệt, lúc nào cũng chắt bóp chẳng dám ăn tiêu gì. Tích cóp cả đời, anh ta để dành được cả một gia tài kếch xù.
Không ngờ một ngày, Thần Chết đột nhiên xuất hiện đòi đưa anh ta đi. Lúc này anh ta mới nhận ra mình chưa kịp hưởng thụ chút gì từ số tiền kia. Anh ta bèn nài nỉ Thần Chết:
- Tôi chia 1/3 tài sản của tôi cho ngài, chỉ cần cho tôi sống thêm một năm thôi.
- Không được. –Thần Chết lắc đầu.
- Vậy tôi đưa ngài một nửa. Ngài cho tôi nửa năm nữa, được không? –Anh ta tiếp tục van xin.
- Không được. –Thần Chết vẫn không đồng ý.
Anh ta vội nói:
- Vậy… tôi xin giao hết của cải cho ngài. Ngài cho tôi một ngày thôi, được không?
- Không được. –Thần Chết vừa nói, vừa giơ cao chiếc lưỡi hái trên tay.
Người đàn ông keo kiệt tuyệt vọng cầu xin Thần Chết lần cuối cùng:
- Thế thì ngài cho tôi một phút để viết chúc thư vậy.
Lần này, Thần Chết gật đầu. Anh run rẩy viết một dòng:
- Xin hãy ghi nhớ: “Bao nhiều tiền bạc cũng không mua nổi một ngày”.
(Lời bànđi theo bài) Bạn thấy đấy, giá trị của thời gian không nằm ở đồng tiền, giá trị của thời gian nằm ở những năm tháng chúng ta đang sống hoài hoang phí. Bạn có biết, tuổi thọ trung bình của người Việt là 70 năm. Nhưng trong 70 năm ấy, có người sống trọn nhưng không để lại thứ gì cho đời. Có người sống 30 năm nhưng lại để lại hết thảy những điều tốt đẹp.
Mục đích của câu chuyện này nhấn mạnh đến cách sử dụng cuộc sống. Dù cả đời bạn làm việc cật lực để kiếm tiền, nhưng bạn không biết cách sử dụng chúng cho những điều tốt đẹp, thời gian trở nên vô ích. Bạn sẽ không để lại điều gì đẹp đẽ cho đời. Khối tài sản hiện có cũng vô giá trị về mặt tinh thần, bạn ra đi mà không có kỷ niệm vui, không có những năm tháng hạnh phúc bên người thân, bạn bè, không có những ngày “lăn lộn” cùng chiến hữu… Đó mới chính là giá trị thực mà không thứ gì mua được.
Thứ có giá trị nhất mà cuộc sống cho ta là thời gian. Khi còn chưa làm được gì có ích cho đời, thì cũng đừng làm những điều vô vị. Bởi đồng tiền không mua được thời gian, nên phải sử dụng chúng một cách hợp lý. Đừng vì một người, một vài lời nói, mà làm những điều vô tri, đánh mất thứ quý giá của bản thân.
Đương đạo LINH MAI LINH
Vấn nạn:
Kẻ hiền lành và khiêm nhượng trong lòng (Mt 11,25-30) có đánh mất bản ngã (*) không? (Một giáo dân).
Trao đổi
Bản ngã là cái tôi, chủ thể ý thức và tự do (*) không bị mất đi nơi người thực thi câu Lời Chúa “… vàhãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng” (Mt 11,25-30). Tại sao?
Thưa vì kẻ ấy rất có ý thức, ý thức về sự hiền lành và những hệ lụy của nó; đồng thời có tự do với ý thức rất rõ về sự tự do của mình, nên họ sáng suốt tự nguyện quyết định hiền lành dù biết rất rõ sẽ chịu thiệt thòi lớn (kẻ hiền lành thi nhịn nhục, ít nói, hòa nhã, hòa thuận, tha thứ, chịu thua, nhẫn nhục, không chấp v.v…), cũng sáng suốt tự nguyện quyết định khiêm nhường dù biết rất rõ sẽ chịu thất lợi không nhỏ (kẻ khiêm tốn thi ẩn mình, ít nói, ít biểu hiện, không tìm hư danh, không biện minh, tế nhị, chịu lép vế, đóng vai trò đầy tớ, phục vụ v.v…)…
Vì ý thức rất rõ về mình, về 2 nhân đức nói trên và về mọi hệ lụy của 2 nhân đức căn bản ấy, nên họ không đánh mất bản ngã, trái lại, họ còn làm cho bản ngã thăng cao và ngời sáng vì biết tin vào Lời Chúa và thực thi Lời Chúa dạy.
Để cụ thể, tạm nêu một hiệu ứng nhỏ nhỏ của hìền lành và khiêm nhường. Bạn ức hiếp tôi, tôi không đáp trả mà còn làm ơn lại cho bạn vì nghĩ đến Lời Chúa dạy. thấy được bạn cứ hiếp đáp tôi nữa. Vậy chính bạn là người đánh mất bản ngã vì bạn đã không còn biết tình nhân loại lẫn công lý; còn tôi, tôi được Chúa yêu thương và ngự đến trong lòng vì đã làm theo Lời Người dạy “Ai yêu mến Ta thì vâng giữ lời Ta, Cha Ta sẽ yêu mến người ấy và Chúng Ta sẽ ngữ đến nơi người ấy” (Ga 14, 21-26)… Vậy thì bạn và tôi, ai còn ai mất bản ngã? Chả lẽ người được Ba Ngôi Thiên Chúa ngự đến trong lòng lại đánh mất bản ngã hay sao?
(*) Theo Từ điển và Danh từ Triết học của linh mục Trần Văn Hiến Minh; Ra Khơi 1969.