Vụ tai nạn kinh hoàng mang tên "Thảm họa Hindenburg" năm 1937, khiến 97 người thương vong, đã kết thúc kỷ nguyên khinh khí cầu của nhân loại.
Đây là thảm họa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Ngày 6/5/1937 đã đi vào lịch sử như là thời điểm kết thúc kỷ nguyên hưng thịnh của một phương tiện du lịch trên không: Khinh khí cầu.
Đó là ngày mà chiếc khinh khí cầu huyền thoại mang tên Tổng thống Đức dưới chế độ Hitler là Hindenburg bốc cháy trước khi hạ cánh tại Lakehurst, New Jersey (Mỹ).
Trong số 97 người có trong tàu (36 hành khách và 61 người trong phi hành đoàn) thì có 35 người thiệt mạng, ngoài ra còn có một người nữa chết khi con tàu lao xuống đất.
76 năm sau ngày thảm kịch hàng không kinh hoàng này xảy ra, người ta mới có thể đưa ra kết luận cuối cùng về nguyên nhân vụ tai nạn.
Hindenburg - Khinh khí cầu lớn nhất trong lịch sử
Chiếc khinh khí cầu này được đặt theo tên Tổng thống Đức - Marchal Paul von Hindenburg và trở thành niềm tự hào của nước Đức. Nó được xây dựng năm 1931, vài năm trước khi Hitler được bầu là Quốc trưởng.
Phần khung của Hindenburg tại xưởng sản xuất
LZ 129 Hindenburg là khinh khí cầu lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Toàn bộ công nhân tại xưởng sản xuất ở Friedrichshafen (Đức) đã làm việc bất kể ngày đêm để cho xuất xưởng một chiếc khí cầu khổng lồ, dài 245m, đường kính 41,2m.
Những thượng khách trên Hindenburg
Tính đến trước khi thảm họa xảy ra, Hindenburg đã thực hiện thành công 17 chuyến đi vượt Đại Tây Dương, vận chuyển hơn 2.600 hành khách và đạt vận tốc 135km/h.
Hành khách trên chiếc LZ 129 Hindenburg phần lớn thuộc tầng lớp thượng lưu, các quan chức chính phủ...
Thời khắc định mệnh
Sau khi có chuyến đi mở màn năm 1937 thành công từ Rio de Janeiro (Brazil) vào cuối tháng 3, tàu Hindenburg xuất phát từ Frankfurt (Đức) bắt đầu cho một chuỗi 10 chuyến đi liên tiếp giữa châu Âu và Mỹ.
Vào ngày 3/5/1937, Hindenburg khởi hành từ Frankfurt (Đức) tới trạm bay Lakehurst Naval ở Lakehurst (Mỹ).
Con tàu mất khá nhiều giờ để qua Boston (Mỹ) vào sáng mùng 6 và cuối cùng nó đã tới được Lakehurst sau vài tiếng muộn hơn lịch trình do ảnh hưởng của một cơn bão.
Khinh khí cầu bay qua Boston
Hindenburg vẫn bình yên theo lộ trình bay qua Manhattan, New York (Mỹ) ngày 6/5/1937, chỉ vài giờ trước khi thảm kịch ập xuống.
Khoảng 7 giờ, ngày 6/5/1937, ở độ cao khoảng 200m, Hindenburg bắt đầu hạ cánh xuống trạm bay Lakehurst Naval.
Họ buộc phải hạ cánh cao, hay còn gọi là flying moor, bởi con tàu sẽ thả dây và rọc từ trên cao xuống để móc sau đó vào cột mốc kéo. Cách hạ cánh này tiết kiệm được một lượng lớn nhân công, song lại tốn nhiều thời gian hơn bình thường.
Khi còn cách mặt đất khoảng 60m, khinh khí cầu bỗng nhiên bốc cháy dữ dội từ phía đuôi. Thời khắc định mệnh đó là vào khoảng 7h25’ (giờ địa phương) ngày 6/5/1937.
Lửa bắt đầu bốc cháy từ phần đuôi
Khoảnh khắc không thể nào quên đối với những người còn sống và chứng kiến Hindenburg
Lửa bắt đầu cháy từ đuôi Hindenburg và lan thẳng tới đầu tàu một cách nhanh chóng do khí hydro nổ. Chiếc đuôi bốc cháy, tàu mất cân bằng và đâm xuống đất. Mọi người đứng gần đó bỏ chạy tán loạn.
Hàng loạt những tiếng nổ lớn xảy ra, lửa bốc ngùn ngụt. Những nhân chứng khi đó cho hay, đó sẽ là khoảnh khắc kinh hoàng nhất mà họ từng được chứng kiến.
Vụ tai nạn bất ngờ khiến 35 người trên khinh khí cầu và 1 người dưới mặt đất thiệt mạng.
Đi tìm nguyên nhân của thảm họa trên không
Tấm thảm kịch như tiếng sét đánh tan biểu tượng một thời của Đức quốc xã, dấy lên nhiều nghi vấn xung quanh nguyên nhân xảy ra vụ việc.
Dư luận không khỏi xôn xao về những gì đã diễn ra. Báo chí, nhiếp ảnh gia tận mắt chứng kiến quả cầu lửa “hạ cánh” liên tiếp đưa tin và đoán già đoán non về nguồn gốc vụ hỏa hoạn.
Phần "xác" còn lại của Hindenburg
Cho dù đã có rất nhiều giả thiết được đưa ra nhằm giải thích lý do phát lửa và việc lửa lan sang phần nhiên liệu của tàu, nhưng nguyên nhân thực sự của nó vẫn không thể tìm ra.
Đến năm 2013, nguyên nhân chính thức của vụ tai nạn mới được công bố chính thức. Các nhà khoa học Mỹ mới đưa ra kết luận về nguyên nhân dẫn đến tai nạn của chiếc khinh khí cầu huyền thoại này.
Đó là sự tĩnh điện. Các chuyên gia đã cho rằng con tàu đã bay vào một đám mây tích điện dẫn đến cháy, nổ.
Mặc dù đã tìm ra nguyên nhân, song, sự kiện này đã làm tiêu tan niềm tin của công chúng với những chiếc khí cầu khổng lồ.
Phòng ăn sang trọng trên Hindenburg. Ảnh:Airships.
Sĩ quan quân đội Đức Ferdinand von Zeppelin là người đầu tiên phát triển loại khinh khí cầu có kết cấu khung cứng cuối những năm 1800.
Hindenburg có sức chứa 72 hành khách với phòng ăn, phòng nghỉ, phòng viết, quầy bar, phòng hút thuốc và lối đi dạo với cửa sổ mở được trong khi bay. Nó được đặt tên theo cựu tổng thống Cộng hòa Weimar (nền cộng hòa đầu tiên của nước Đức), Paul von Hindenburg (1847-1934).
Công nghệ và quá trình chế tạo
Những khinh khí cầu như Hindenburg bay nhờ sức nâng của heli, hydro hoặc không khí nóng. Hindenburg có kết cấu khung cứng với những thanh xà dọc và tròn làm bằng duralumin, một hợp chất của nhôm. Nó cũng rộng hơn các khinh khí cầu khác nên hoạt động ổn định và chắc chắn hơn.
Hindenburg có 4 động cơ vận hành. 16 khoang khí làm từ cotton keo hóa giúp khí cầu lơ lửng trên cao. Những khoang khí này được thiết kế để chứa heli, loại khí an toàn hơn hydro vì không bắt lửa. Nhưng người Đức đã không thể sử dụng heli vì nó quá đắt, cần nhiều thợ điều khiển hơn và làm giảm sức chở hành khách.
Quan trọng nhất là vào thời điểm đó, chỉ có Mỹ và Liên Xô sản xuất được heli, Grossman cho biết: "Không ai mua bán với Liên Xô cả, còn Mỹ thì ban hành luật cấm xuất khẩu heli vì sản xuất heli quá khó. Đến năm 1936, Mỹ sản xuất được nhiều heli hơn và có thể sẽ bán cho Đức, nhưng người Đức đã không hỏi mua".
Niềm kiêu hãnh, tình trạng suy thoái kinh tế của Đức và lợi nhuận thấp nếu chế tạo khinh khí cầu heli là những lý do khiến người Đức không sử dụng heli cho Hindenburg.
Thu Thảo.
Khám phá và tiến bộ là tốt; nhưng nhân loại không tránh khỏi có nhiều khám phá và tiến bộ không tốt, ví dụ súng đạn, bom mìn, vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học v.v… là những khám phá và tiến bộ có nguy cơ giết chết con người hàng loạt; đó thật là những tiến bộ và khám phá không tốt.
Trong lãnh vực thánh nhạc cũng vậy, ban đầu chỉ có một loại thánh ca: Thánh ca Phụng vụ (nằm trong Bình ca); Thánh ca Phụng vụ được sáng tác từ phụng vụ, theo phụng vụ, cho phụng vụ và chỉ vì thờ phượng Chúa, ví như không có opera (nhạc kịch), cải lương (tiểu nhạc kịch) thì những khúc hát aria, các điệu lý đi theo cải lương không có lý do tồn tại. Vậy mới nói Thánh ca Phụng vụ là “thánh ca thuần tiến Chúa”, nói nôm na chỉ “hát cho Chúa nghe”.
Nhưng ở Việt Nam, vào giữa thế kỷ 20, người ta cũng vì khám phá và tiến bộ, chế ra (1) loại thánh ca nói là để ca ngợi Chúa v.v.., nhưng bộ mặt thật của nó là “hát cho con người nghe”, “hát cốt vui lòng người” (2); loại thánh ca này không còn là “Thánh ca thuần tiến Chúa” nữa. (1) Không phải do các nhạc sĩ Công giáo Việt Nam chế ra, mà các ngài chạy theo phong trào thánh ca cải cách gọi là Cantiques de la jeunesse từ bên Pháp theo chân các ông Tây bà Đầm “nhập cảnh” vô Việt Nam.
(2) Thánh ca Bình dân Tôn giáo hiện đang được hát rầm rộ trong các nhà thờ VN không còn là “Thánh ca thuần tiến Chúa” bởi vì nó mang nhiều yếu tố:
a. Không xuất phát từ phụng vụ, không theo phụng vụ, không vì phụng vụ.
b. Tách rời hẳn khỏi phụng vụ như một thực thể riêng gọi là “đồng sàng dị mộng” với phụng vụ đến nỗi có những bài còn phản lại cả phụng vụ (ví dụ ở một giáo xứ kia, thánh lễ kính Các Tổng lãnh Thiên thần Micae, Raphae, Gabirie… ca đoàn lại hát bài kính Đức Chúa Thánh Thần chỉ vì lý do cả hai chủ đề thánh lễ đều có chung một chữ “thần” – một ông trong Ban Hành giáo kể lại).
c. Nghĩ đến con người, nhắm đến con người và tìm cách làm vui lòng con người.
d. Có thể hát khắp mọi nơi với đủ mọi mục đích ở bên ngoài nhà thờ.