Theo Dân trí - Một người đàn ông đang cố gắng giữ cô gái trẻ khi cô này nhận ra mình sắp phải lấy chồng. Chuyện xảy ra cách thị trấn Magrigat (hạt Baringo, Kenya) khoảng 80km.
Theo tập tục của người Pokot, người chồng tương lai kéo theo một nhóm đàn ông tới nhà cô gái để "bắt" vợ. Nhóm này đến mang theo những gia súc cuối cùng trong loạt sính lễ gửi gia đình cô gái, bao gồm 20 con dê, 3 con lạc đà và 10 con bò (đã chuyển dần trong suốt vài tuần trước ngày đến bắt vợ). 10 con bò còn lại được giao nốt vào ngày cô dâu bị đưa về nhà chú rể. Cô gái trẻ không hề hay biết về sự sắp đặt này của cha mẹ đẻ và nhà chồng tương lai. Gia đình cô dâu cho hay họ đã nói với con gái từ trước là cô ấy có thể sẽ phải đi khỏi nhà.
Một người đàn ông đang mang trả một cô gái trẻ về với gia đình cô ấy khi cô này cố gắng bỏ trốn vì nhận ra mình phải kết hôn. Theo tập tục người Pokot, cha mẹ sẽ cho con gái đi làm vợ ngay khi cô ấy bắt đầu tuổi vị thành niên. Các cô gái phải sẵn sàng bước vào hôn nhân sau một nghi lễ đánh dấu họ đã đến "thời kỳ đàn bà".
Đám trai tráng Pokot đứng gần nhà cô gái bị chọn làm vợ của một người trong nhóm.
Sính lễ với rất nhiều dê, bò...
Các cô gái trẻ Pokot trong nghi lễ đánh dấu họ đã bước vào thời kỳ làm đàn bà. Hầu hết chuyện hôn nhân của họ đã được sắp đặt trước.
Huyền AnhTheo Reuters
Tường thuật trên cho ta vài nhận xét:
-Tập tục bắt vợ nói lên quan niệm về nữ quyền và về hôn nhân còn thô sơ và lệch lạc.
-Chỉ cần thấy 2 quan niệm đó thôi, ta có thể đoán biết Kenya vẫn còn nhiều quan niệm khác thô sơ và thiếu văn minh.
Từ đó bước sang lãnh vực Thánh ca Phụng vụ (TCPV), ta cũng thấy nếu quan niệm thánh nhạc chỉ là thứ trang trí, giúp vui… cho phụng vụ hay để lôi kéo cộng đoàn đến nhà thờ, thì:
-Quan niệm ấy là thô sơ và lệch lạc.
-Kéo theo nhiều quan niệm khác cũng thô sơ và lệch lạc.
Để quan niệm đúng, người ta phải hiểu:
-Thánh nhạc là để cầu nguyện.
-Thánh nhạc khi đi với phụng vụ là “nữ tỳ của phụng vụ”, không thể tách rời khỏi phụng vụ để đứng riêng (cho nên không thể là trang vật hay dùng làm mồi nhử cộng đoàn).
Nếu quan niệm cách nào khác thì sẽ buồn cười giống như Kenya quan niệm nữ giới tương đương với gia súc, hôn nhân như trao đổi sản vật kéo theo biết bao quan niệm sơ đẳng khác nữa.
Khi đã quan niệm thánh nhạc là cầu nguyện và khi đi với phụng vụ, thánh nhạc là “nữ tỳ của phụng vụ”, tất yếu phải tìm đến TCPV, vì TCPV là cầu nguyện và là “nữ tỳ của phụng vụ”. Những tác phẩm TCPV có quy chuẩn trong từng phương diện: âm nhạc, nhịp điệu, hòa âm, ca từ… để luôn bảo đảm có 3 tính chất: thánh thiện, mỹ thể và phổ biến.
Thánh Augustinus nói: “Bis orat qui bene cantat” (hát hay là 2 lần cầu nguyện). Hát hay trong việc thờ phượng Chúa phải là hát cầu nguyện và hát theo sát phụng vụ.
Vậy, thánh nhạc trong thánh lễ cần thiết phải là TCPV.