Ý LỰC : ĂN NĂN HOÁN CẢI VÀ SINH HOA KẾT TRÁI YÊU THƯƠNG.      CHỦ TRƯƠNG : Đi trong tu đức tin mừng – tuân giữ huấn điều giáo hội – tìm tòi chân tính âm nhạc - tôn tạo bản sắc quê hương.

    • TRANG CHỦ
    • SỐNG KINH MÂN CÔI
    • TNNN BÁO IN
    • PHỤ SAN TNNN
    • TNNN ONLINE
    • TNNN BÁO NÓI HÀNG TUẦN
    • LỜI SỐNG MỖI NGÀY
    • CA ĐOÀN THÁNH THI
    • CÁCH TỔ CHỨC HÁT TCPV
    • TÁC PHẨM TCPV
    • VƯỜN TƯỢNG NSCGVN QUÁ CỐ
    • SÁCH HÁT ĐƠN GIẢN
    • NHỮNG THÁNH LỄ CA ĐOÀN THÁNH THI ĐÃ HÁT
    • THÁNH CA MỚI - CẦN DÙNG
    • TRỮ LIỆU
    • THÁNH NHẠC HẰNG NGÀY
    • THÔNG BÁO MỚI
    • Liên hệ
    • thanhnhacngaynay
    • cadoanthanhthi
    •

     

     

     

    Trường Tiến Dũng
     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

 
• TRANG CHỦ
• SỐNG KINH MÂN CÔI
• TNNN BÁO IN
• PHỤ SAN TNNN
• TNNN ONLINE
• TNNN BÁO NÓI HÀNG TUẦN
• LỜI SỐNG MỖI NGÀY
• CA ĐOÀN THÁNH THI
• CÁCH TỔ CHỨC HÁT TCPV
• TÁC PHẨM TCPV
• VƯỜN TƯỢNG
NSCGVN QUÁ CỐ
• SÁCH HÁT ĐƠN GIẢN
• NHỮNG THÁNH LỄ CA ĐOÀN THÁNH THI ĐÃ HÁT
• THÁNH CA MỚI - CẦN DÙNG
• TRỮ LIỆU
• THÁNH NHẠC HẰNG NGÀY
• THÔNG BÁO MỚI
• Liên hệ
• thanhnhacngaynay
• cadoanthanhthi
•

 

 

 

Trường Tiến Dũng
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO » Quỷ xưng tội

TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO - QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 39 (Phần cuối)
25-10-2017  21:56:29 GMT +7

 

TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO

QUỶ XƯNG TỘI

 

 

MA VĂN LIÊU

 

 

Kỳ 39-41 (Phần cuối và hết kỳ 39)

Như đã thưa, tôi linh cảm -một bầu không khí là lạ giữa các ông Biện, ông Giáp và những giáo dân đạo đức- thì có đúng như vậy.

Tôi xin kể ngay đây.

Xảy ra một hôm tôi có việc về tòa giám mục. Trên đường đi tiện thể tôi ghé thăm má tôi.

Trong câu chuyện tôi vui vẻ và hào hứng khoe với má những gì tôi biết được. Nghe xong má tôi im lặng không nói gì.

Tôi có người cô ruột thứ Năm, cô Năm có nhiều người con, trong số đó có người con gái lớn thứ Hai tên Thu. Chị Hai Thu có người chồng tên Thơm, mọi người gọi là Hai Thơm. Đó là một người đàn ông giỏi giang, chân thật, hiền lành, đặc biệt lúc nào cũng sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm láng giềng không trừ một ai. Lối ăn ở tốt bụng như vậy khiến làng xóm ai cũng đẹp lòng. Má tôi rất thương anh Hai Thơm vì anh coi cha má tôi như cha mẹ ruột, nhất là từ khi cha tôi khuất bóng, anh Hai Thơm hay lui tới nhà tôi để an ủi, để coi má tôi có cần gì thì mau mắn và tận tình giúp đỡ tới nơi tới chốn.

Khi tôi ở tòa giám mục trở về Long Thạnh được vài ba ngày, bỗng một hôm vào giờ sắp ăn trưa, anh Hai Thơm lù lù từ ngoài cổng nhà thờ đi vào. Tôi hết hồn:

- Ủa! Anh Hai!...

Tim tôi đập loạn hồi hộp vì bao nghi vấn trong đầu, trong đó nghi vấn lớn nhất đó là: không biết má tôi ở nhà có chuyện gì xảy ra hay không. Đoán được ý tôi, anh Hai Thơm cười khì, nói:

- Mợ Bảy biểu tôi đi kêu cậu về gấp cho Mợ Bảy nói chuyện..

Tôi ngạc nhiên hỏi:

- Ủa! Có chuyện gì mà má tui kêu về bất tử vậy anh Hai?

Anh Hai Thơm lắc đầu không nói.

Cơm trưa xong tôi thu xếp và lên đường cùng với anh Hai Thơm về nhà.

…

Buổi tối má tôi nằm trên võng, tôi ngồi dưới sàn ván kế bên. Má tôi hỏi chuyện bâng quơ một lúc rồi đi thẳng vào vấn đề:

- Dòng họ nhà mình có dượng Tám Khôi, đi nhà trường La-tinh (1), thông minh đến nỗi ai cũng khen ngợi và kính nể. Nhưng rồi tự nhiên bỏ ra, không tu nữa, ai cũng tiếc. Sau đó nghe lời rủ ren, bỏ vợ con lên Miên, qua Xiêm rồi qua Lèo (2)… học bùa học ngải đến gần mười năm; khi về nước đã trở thành một thầy bùa rất mạnh rất quyền phép nổi tiếng khắp vùng này, các thầy bùa khác nghe tên ổng ai cũng khiếp sợ. Chúa thương linh hồn ổng, khiến ổng cuối đời lâm trọng bệnh, hối cải ăn năn, rồi từ bỏ tất cả để trở lại cùng Chúa. Nhưng dù chết đã lâu mà cả gánh con cháu của ổng cho đến tận bây giờ vẫn còn chịu sự tác hại, quấy nhiễu của âm binh ma quỷ không biết làm sao hay nhờ ai mà giải gỡ. Bài học đó trong dòng họ mình ai cũng ghi nhớ.

Tôi tò mò và ngây thơ hỏi tới... Má tôi trả lời qua quýt rồi bất thần hỏi tôi:

- Ai dạy con bùa Lỗ ban?

Đến đây tôi mới hiểu mọi lẽ, liền thưa:

- Không phải bùa má ơi! Đó là những bí thuật… -nói đến đây lòng tôi chợt nao núng và lúng túng vì câu trả lời của chính mình; nhưng tôi vẫn cố gắng thưa tiếp- do một người bạn thân lớn tuổi dạy con. Đâu phải là Lỗ ban lỗ biếc gì đâu má!

Má tôi lắc đầu:

- Anh Hai Thơm biết rất rõ dượng Tám Khôi của con, đồng thời đã đi đó đây nhiều, khi nghe má kể những gì con khoe, anh Hai Thơm của con quả quyết đó là bùa Lỗ ban.

Tôi ngồi lặng im cố vận dụng mọi lý lẽ, nhưng vẫn không biết phải trả lời với má tôi làm sao. Chợt má tôi hỏi:

- Con biết và làm được những gì? Kể cho má nghe hết coi!

Tôi kể tới đâu má tôi trợn mắt lên tới đó; vì quả tình tôi học tuy chỉ hơn mười “món”, nhưng mỗi “món” có thể biến hóa ra không biết bao nhiêu “phép” mà kể.

Nghe xong, má tôi ngập ngừng giây lát rồi ngồi bật dậy, nhìn thẳng vào mắt tôi nói:

- Má cấm con! Con phải bỏ hết! Nghe chưa!

Tôi “dạ” nhỏ xíu.

Chừng như biết tôi còn tiếc rẻ, má tôi liền nói thêm:

- Con có thương má không? –chờ cho tôi gật đầu lia lịa như mọi khi, má tôi nói tiếp- Vậy thì phải vâng lời má.   

…

Trở về Long Thạnh với bao ngổn ngang suy đi tính lại: bùa hay không bùa; bỏ hay không bỏ. Dù chưa dứt khoát điều gì, nhưng tôi tạm không đến nhà Tư Cô như thường lệ.

Một hôm Tư Cô đến thăm tôi. Vừa bước vào cửa, anh hỏi ngay:

- Sao? Có chuyện gì vậy Liêu?

Tôi giấu kín mọi chuyện trong lòng, chỉ trò chuyện bâng quơ. Một lúc sau anh kêu bận rồi đứng lên ra về. Ra đến cổng, trước khi chia tay, lặng nhìn tôi một vài giây bằng cặp mắt sắc lạnh, Tư Cô nói:

- Không chuyện gì có thể qua mắt anh được. Liêu hãy nhớ như vậy.

Tôi càng bối rối nhiều hơn nữa.

…

Khoảng hai ba hôm sau, bỗng có một linh mục cao tuổi ốm và cao đến thăm họ đạo Long Thạnh. Đó là “cố Dư”, cách gọi xưa cũ bình dân của giáo dân trong vùng đối với một linh mục lão thành tốt bụng; tuy đang hưu trí, nhưng “cố Dư”vẫn luôn sẵn lòng đến với bất cứ ai cần sự giúp đỡ của ngài. Thấy “cố” đến, tôi ngạc nhiên tự hỏi có phải vì lúc này Long Thạnh bớt bị pháo kích nên ngài đến thăm chơi cho khuây khỏa tuổi già?… Có thể ngài đi ủy lạo một đại chủng sinh non nớt mà lại phải ở một mình nơi đầu sóng ngọn gió như tôi chăng?... Hay là ai đó trong họ đạo cần đến ngài?...

Mọi thắc mắc trong tôi nhanh chóng biến tan, vì khi vừa gặp tôi, “cố Dư” nhìn trân trối, miệng hỏi hai ông Biện và một ông Giáp đi cùng:

- Nó đấy hở?

Tôi kính cẩn chào nhưng “cố Dư” không thèm đáp lại đến nửa lời; “cố” cứ phớt lờ đi xăm xăm vào hết phòng tiếp khách, sang phòng ngủ, xuống gian bếp, vô thẳng nhà tắm… bước ra nhìn quanh quất khắp nơi rồi ngửa lên trần, cúi xuống nền gạch xem xem xét xét… sau đó quầy quả bước sang nhà thờ, không bao lâu lại ra sân, ra sân chưa kịp quan sát gì đã quẹo ngay vô nhà thờ tiếp… vừa đi miệng “cố” vừa nói:

- Không được ở chung với quỷ một ngày nào sốt! Không được ở chung với quỷ một ngày nào sốt!...ngheo… ngheo…! Chậc chậc… chậc…!

Các ông Biện, ông Giáp đi theo dạ rân sau mỗi câu nói của “cố”.

Đi khắp nơi đã đời xong, “cố Dư” quay về lại phòng tiếp khách.

Lúc tôi chưa kịp hiểu ra chuyện gì thì thình lình các ông Biện ông Giáp nhào tới túm lấy tôi, vật tôi ngã “ịch” xuống đất, dù tôi không làm gì để chống cự. Rồi một ông ngồi đè trên người tôi để tôi đừng xổng mất; một ông khóa hai tay tôi quặc ngược ra sau lưng đau điếng; một ông gài chặt hai chân tôi vào hai chân ông ấy… tất cả đều dùng hết sức lực có được một cách không cần thiết.

Khi đã đè tôi xuống nền nhà xong thì “cố Dư” rút “dây bảy mối” (3) ra đập lên đầu tôi lia lịa, đập xong thì tròng luôn sợi dây vào cổ tôi…

Hay thiệt! Ai đã sắp sẵn một bình nước thánh đặt ở đâu đó tự hồi nào mà từ sáng tới giờ tôi không để ý. “Cố Dư” không rảy nước thánh bình thường mà là chụp lấy nguyên bình nước thánh úp hết cả lên đầu tôi với một động tác nhanh gọn và khẩn trương. “Cố” lanh lẹ lùi ra xa rồi luýnh quýnh mở sách kinh ra đọc bằng tiếng La-tinh… đọc tới đâu “cố” ban phép lành tới đó. Ban nhiều phép lành như thế thấy vẫn chưa đủ, “cố” xếp sách kinh lại vói tay đập lên đầu tôi liên hồi kỳ trận, vừa đập miệng “cố” vừa quát:

- Hỡi Sa-tan! Hãy ra khỏi người này. Hỡi Lu-xi-phe! Hãy cút xéo!...

…

Khi mọi việc đã xong, các ông Biện lơi tay dần để xem tôi có động tịnh gì không. Khi thấy tôi vẫn nằm im, các ông ấy buông tôi ra dần rồi thả tôi ra, đỡ tôi dậy. Giáo dân kéo đến coi đông nghịt.

Đến lúc này tôi mới hiểu ra rằng từ lâu tôi bị mọi người coi là bị quỷ ám, và hôm nay thì mời “cố Dư” về để trừ quỷ cho tôi.

Lúc mọi chuyện trở lại bình thường, các ông Biện ông Giáp nói lời xin lỗi tôi với lý do “vì đức vâng lời”, “vì lợi ích Giáo hội”. Còn “cố Dư” thì nở một nụ cười mãn nguyện cho rằng hôm nay đã “trục” được “con quỷ cả” xuất khỏi tôi. “Cố” tỏ vẻ ân cần hỏi tôi:

- Sao? Con thấy trong người như thế nào rồi?

Tôi vừa lau mặt mày cho khô nước thánh, vừa ngây thơ trả lời:

- Thưa… bình thường như mọi khi!

Mặt “cố Dư” lập tức sưng đỏ lên. “Cố” phản đối ầm lên:

- Ơ! “Bình thường như mọi khi” là thế nào!...

“Cố” nhại lời tôi nhưng kéo dài ra và gằn giọng từng chữ cách nóng giận:

- Bình… thường… như… … mọi… khi! Vô lý! Trước khác, giờ khác! Làm sao mầy biết được mầy! Bình… thường… như… mọi… khi! Dào!... Chậc chậc… chậc…!

“Cố Dư” còn ở nán lại chơi vài hôm mới về.

Ban đầu tôi chưa thấy gì, nhưng càng ngày tôi càng cảm thấy tức đến khóc được.

…

Khi tôi còn chưa nguôi ngoai tổn thương trong tâm hồn vì chuyện “cố Dư” đè tôi ra trừ quỷ, -tổn thương nặng hơn khi bị các ông Biện và ông Giáp đối xử thô bạo với tôi, nhưng tổn thương thâm sâu hơn hết khi giáo dân họ đạo nghi ngờ tôi bị quỷ ám- thì bỗng dưng cha sở Luca từ An Biên đến. Tôi mừng rỡ vô cùng vì ngài là một điểm tựa lớn cho tôi.

Cũng vẫn với phong cách khoan thai điềm đạm, nhã nhặn và ân cần, ngài an ủi và nâng đỡ tôi. Cha ruột tôi khuất bóng từ lâu, nhớ lại ngày xưa mỗi buổi sáng cha ngồi uống trà, tôi ngồi bên cạnh líu lo đủ điều khiến cha vui mà tôi cũng cảm thấy thích; nay tôi xem cha sở Luca như người cha ruột ấy vậy, lòng tôi vừa kính phục vừa cứ muốn giải bày.

Tôi ấm ức kể hết mọi chuyện cho cha Luca nghe. An ủi xong cha nhận xét:

- Cha đến đây và thấy con vẫn còn xưng tội với cha, còn rước lễ… thì cha biết chắc con vẫn bình an vô sự. Người bị quỷ ám có 2 dấu hiệu dễ nhận biết, đó là mất thăng bằng trong sinh hoạt của một con người bình thường và thần thái xanh xao vàng vọt lạ thường.

Cha Luca không bao giờ nói dối hay giấu giếm tôi điều gì, cho nên cha nói tiếp:

- Lần này cha lên thăm con cũng vì việc đó.

Không đợi tôi hỏi, cha Luca cho biết giáo dân đến gặp cha kể rõ sự tình, vì thương mến tôi mà họ luôn bảo vệ tôi. Chính điều đó làm họ biết hết mọi việc tôi làm. Họ không thống nhất được với nhau về cách giải quyết nên có một số người nhờ đến “cố Dư” và đã vô tình gây tổn thương cho tôi v.v…

Gần suốt một đêm nói chuyện với cha Luca, tôi không giấu giếm cha một điều gì; còn cha, cha cũng phân định cho tôi trắng đen mọi việc. Khi tôi kể lại rằng má tôi cấm không cho tiếp tục theo đuổi những bí thuật mà tôi say mê học hỏi, cha Luca cũng đồng tình và khuyên tôi nên bỏ hẳn. Cha nói:

- Sức người có hạn. Vậy điều gì vượt ra ngoài giới hạn ấy đều không bình thường con ạ!

Tôi hỏi cha:

- Thưa cha, những bí thuật con học có phải là bùa ngải không? Hay đó là những phép thuật… của… ma quỷ?

Cha Luca lặng im suy nghĩ một lúc rồi trả lời:

- Mỗi khi bỗng nhiên Ông Lực Lượng mất tăm mất dạng, không lui tới xưng tội… là cha biết Ông Ấy sắp làm một việc gì đó.

Rồi cha vừa cười mỉm vừa lắc đầu:

- Cha không sao nghĩ ra được Ông ấy làm chuyện gì. Cho đến khi các ông Biện đến kể chuyện về con, cha giật thót người và đi ngay đến với con đây.

Suy nghĩ một lúc lâu, cha Luca đưa tay vuốt tóc tôi vừa ngập ngừng hỏi:

- Con có định vâng lời má con mà bỏ hết những tà thuật đã học đi không?

Tôi quỳ sụp xuống trước mặt cha:

- Thưa cha con vâng lời má con và vâng lời cha nữa. Con bỏ.

Bỗng dưng tôi không cầm được nước mắt. Khóc òa lên trước mặt cha.

Khi tôi cầm được nước mắt, cha Luca nói:

- Lúc nào con cũng chân thành. Lúc nào con cũng chân thành...

Cha lại nói tiếp:

- Sự chân thành đã luôn cứu con, sẽ còn cứu con nữa… Con người mà còn yêu thích sự chân thành thì Chúa sẽ yêu thích đến đâu!

Chưa đêm nào tôi ngủ ngon và bình an như đêm đó dù chỉ còn lại vài tiếng đồng hồ trước khi trời sáng.

…

Lễ sáng và điểm tâm xong, cha Luca bảo tôi dắt cha đến thăm nhà Tư Cô.

Khi đến nơi bỗng dưng tôi tìm hoài không ra nhà Tư Cô.

Tôi vô cùng bối rối và tự hỏi:

Làm sao có thể như thế được vì nhà Tư Cô luôn được tôi đánh dấu trong đầu bằng những hàng cổ thụ cao ngất và những lùm cây bụi cỏ xanh ngát cạnh lối vào! Tất cả vẫn còn đây nhưng sao tôi lại không tìm ra nhà Tư Cô.

Làm sao tôi lầm được khi nhà Tư Cô ở chỗ vừa qua khỏi khúc cua quẹo khá gắt, đã vậy gần khúc cua ấy là mặt đường bị hư hỏng nặng, nước đọng triền miên; và… tất cả vẫn còn đây!

Thử hỏi lầm sao được khi gần nhà Tư Cô nhất, có một ngôi nhà lá lụp xụp của hàng xóm! Thì ngôi nhà ấy vẫn đang lù lù kia!

Không thể nào lầm cho được khi tôi đến nhà Tư Cô gần như mỗi ngày! Mỗi lần đến như vậy, vì thuộc nhão đường đi lối đến, tôi cứ đi băng băng dẫu cho có phải nhắm mắt.

Không tin vào mắt mình nữa tôi bèn tìm một dấu vết khác, dấu vết mà tôi nhớ nhất. Đây rồi! Bụi chuối gần mười cây ở bên kia đường nhìn qua con đường nhỏ trải đá dẫn vào nhà Tư Cô. Tuy nhiên, lạ lùng không thể tả! Khi tôi đến đứng ở bụi chuối nhìn qua bên đường thì không còn thấy có con đường nhỏ trải đá nào dẫn vào khu vực thanh cảnh với ngôi nhà cổ sang trọng, uy nghi và bề thế như trước nữa… tất cả chỉ còn là một khu đất hoang vu, cây dại chen nhau mọc bừa bãi, rải rác là những nấm mộ đắp đất… cảnh vật thật vắng lạnh và buồn thảm.

Thấy tôi đi tới đi lui, ngẩn ngơ, lúng túng và dáo dác tìm kiếm nhà Tư Cô, cha Luca giúp ý kiến:

- Có con đường nào khác chăng?

- Thưa không! Chỉ có một con đường duy nhất ở vùng này thôi ạ!

- Con đã đến đây nhiều lần chưa?

- Thưa rất… rất nhiều lần… ạ!

Tôi đi ngược trở lại nhắm phía ngôi nhà hàng xóm gần nhất, cách đó chừng trăm mét. Cha Luca cũng đi theo.

Đến trước cửa nhà tôi lớn tiếng kêu người hàng xóm:

- Bác chủ nhà ơi! Bác chủ nhà ơi! Bác chủ nhà… cho xin hỏi thăm!

Còn đang ơi ới thì một người đàn bà nghèo đầu tóc rối tung từ trong bước ra. Tôi hỏi:

- Dì ơi! Dì có biết nhà anh Tư Cô ở gần đây không?

- Tư Cô nào? Ở đây có Tư Cô nào đâu?

Tôi chợt rùng mình.

Lấy lại bình tĩnh, tôi khẩn khoản mời người đàn bà bước ra khỏi nhà, đồng thời tay tôi chỉ về hướng nhà Tư Cô.

Người đàn bà trố mắt nhìn tôi rồi trả lời với giọng hơi xẵng:

- Chỗ đó là bãi tha ma chôn những người bị lính ông Dẻo xử bắn. Làm gì có nhà ai!

Tôi lạnh cả sống lưng. Người đàn bà nói như để phân bua:

- Kìa! Chỗ có tán cây gừa lùm xùm… là bãi bắn. Lính ông Dẻo bắn đó rồi chôn đó! Làm gì có nhà ai ở trỏng! –Chợt người đàn bà nghèo nhìn tôi trân trân một vài giây, rồi chỉ thẳng vào mặt tôi nói- Chú này tới lui đây thường xuyên sao còn giả ngộ (4)?

Có vẻ như không muốn nói những chuyện tào lao, người đàn bà quày quả bước vô nhà. Nhưng vừa đi được vài bước, quay lại nhìn cha sở Luca, người đàn bà dịu giọng:

- Chỉ… vì tui nghèo không có đất, mới liều ở đây… chớ ai dám tới chỗ cô hồn các đẳng này mà ở!... Đêm nào mà chẳng nghe họ tru tréo!

Nói xong người đàn bà chui vào trong nhà, tuy vậy vẫn còn lấp ló ở phên cửa nhìn ra.

Cha sở Luca lặng im nhìn tôi. Tôi nhìn cha Luca trân trối.

Có lẽ do thấy tôi hoảng sợ nên cha Luca nắm lấy vai tôi truyền sự bình tĩnh:

- Rõ rồi!... Thôi ta về đi con!

Cha Luca nắm tay dìu tôi đi. Tôi muốn khuỵu xuống. Hai đầu gối run bần bật, tôi bước đi một cách khó nhọc.

…

Về đến nhà, cha Luca dắt tôi đi ngay vào cung thánh. Quỳ xuống, cha dâng lời tạ ơn Chúa, tôi thì thầm nói theo.

Tôi không thể nuốt cơm nổi suốt ba bốn ngày liền sau đó vì thất đảm kinh hoàng. Càng kinh hãi hơn khi, với sự chứng kiến của cha Luca, các ông Biện ông Giáp và những người giáo dân đạo đức thi nhau kể lại rằng, họ từng đi theo tôi đến tận nơi ấy; thậm chí nhiều lần thấy tôi băng băng đi vào bãi tha ma, họ cũng bấm bụng đi theo… Nhưng quái lạ thay! Tôi luôn mất hút nhanh như cắt trong đám mồ mả lạnh ngắt ấy khiến họ không bao giờ bắt kịp…

Rất may có cha Luca đã kịp thời cứu tôi và ở bên cạnh tôi ngay lúc này. Cứ thỉnh thoảng cha sở Luca lại nhắc, đại ý:

- Họ muốn dắt con vào con đường của Họ bằng lối đi hấp dẫn. Họ điểm trúng “huyệt tò mò” của tuổi trẻ nơi con. Nói chung, Họ rất khôn ngoan và sành tâm lý! 

Cha sở Luca ra về. Tôi sợ đến độ không còn dám động đến bất kỳ một bí thuật nào. Mãi cho đến vài năm sau, những lúc nguôi sợ, tôi lén thử một vài “món”, nhưng chẳng “món’ nào còn tác dụng.

Giờ đây đã vài chục năm trôi qua, kể lại thôi mà tôi vẫn còn sởn gai ốc.

 



(1) Nhà trường La-tinh: tiểu chủng viện. Xưa vào tiểu chủng viện khoảng 12 tuổi, tiểu chủng sinh được học ngay tiếng La-tinh.

(2) Miên là Campuchia, Xiêm là Thái Lan và Lèo là Lào.

(3) Khi mặc áo alba trắng bên trong áo lễ, chủ tế thắt một sợi dây lưng bằng chỉ gai. Dây đó tên là dây cordon. Vì dây này thắt 7 gút nên giáo dân ngày xưa gọi là “dây bảy mối”.

(4) Giả ngộ: phương ngữ có nghĩa giả bộ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

 Phản hồi     Gửi cho bạn bè     In ra giấy

Các tin khác:
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO - QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 39 (Phần 2)
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO - QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 39 (Phần 1)
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO- QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 38
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO- QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 37
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO- QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 36
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO- QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 35
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO- QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 34
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO- QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 33
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO- QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 32
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO- QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 31
Xem tiếp »

Tìm bài viết theo ngày:
    TÌM KIẾM
    TIN, BÀI & THÔNG BÁO MỚI
 Một chút suy tư trong ngày Thứ Sáu 26.2.2021
 LỜI SỐNG THỨ SÁU 26.02.2021
 LỜI SỐNG THỨ NĂM 25.02.2021
 LỜI SỐNG THỨ TƯ 24.02.2021
 Thánh Nhạc thứ Ba 23/2/2021
 LỜI SỐNG THỨ BA 23.02.2021
 Đáp ca CN II mùa Chay - năm B (28.02.2021)
 Đáp Ca Chúa Nhật I mùa Chay - B (21.02.2021)
 LỜI SỐNG THỨ HAI 22.02.2021
 Hỏi gọn - Đáp nhanh CN 21.02.2021
MỘT CHÚT SUY TƯ
•
2021
NGHE CHUYỆN TU ĐỨC
•
Nghe lời Chúa
•
Nghe nhờ Radio "Giờ của Mẹ"
•
Tâm sự cách sống yêu thương
•
Tâm sự một số vấn đề khác
•
Lần chuỗi Lòng Chúa thương xót
ĐẶC SẢN TNNN
•
Mỗi tháng một vấn đề
•
Tình huống Tin Mừng
•
Mỗi tháng một trải nghiệm
•
Thuật xử thế
•
Hỏi gọn - Đáp nhanh
•
Câu chuyện nội bộ
•
Tin mừng Chúa nhật
•
Câu đối
•
Quan điểm thánh nhạc
ĐÀO SÂU THÁNH CA PHỤNG VỤ
•
Mục vụ thánh nhạc
•
Câu hỏi thánh nhạc
THƯ GIÃN
•
Nhìn ngược vấn đề
•
Câu đối
•
Ảnh niệm
•
Chơi ô chữ, học thánh kinh
•
Lắng đọng tâm hồn
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO
•
Thạch Lệ
•
Quỷ xưng tội

 

 

 

 
    TÌM KIẾM
    TIN, BÀI & THÔNG BÁO MỚI
 Một chút suy tư trong ngày Thứ Sáu 26.2.2021
 LỜI SỐNG THỨ SÁU 26.02.2021
 LỜI SỐNG THỨ NĂM 25.02.2021
 LỜI SỐNG THỨ TƯ 24.02.2021
 Thánh Nhạc thứ Ba 23/2/2021
 LỜI SỐNG THỨ BA 23.02.2021
 Đáp ca CN II mùa Chay - năm B (28.02.2021)
 Đáp Ca Chúa Nhật I mùa Chay - B (21.02.2021)
 LỜI SỐNG THỨ HAI 22.02.2021
 Hỏi gọn - Đáp nhanh CN 21.02.2021
MỘT CHÚT SUY TƯ
•
2021
NGHE CHUYỆN TU ĐỨC
•
Nghe lời Chúa
•
Nghe nhờ Radio "Giờ của Mẹ"
•
Tâm sự cách sống yêu thương
•
Tâm sự một số vấn đề khác
•
Lần chuỗi Lòng Chúa thương xót
ĐẶC SẢN TNNN
•
Mỗi tháng một vấn đề
•
Tình huống Tin Mừng
•
Mỗi tháng một trải nghiệm
•
Thuật xử thế
•
Hỏi gọn - Đáp nhanh
•
Câu chuyện nội bộ
•
Tin mừng Chúa nhật
•
Câu đối
•
Quan điểm thánh nhạc
ĐÀO SÂU THÁNH CA PHỤNG VỤ
•
Mục vụ thánh nhạc
•
Câu hỏi thánh nhạc
THƯ GIÃN
•
Nhìn ngược vấn đề
•
Câu đối
•
Ảnh niệm
•
Chơi ô chữ, học thánh kinh
•
Lắng đọng tâm hồn
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO
•
Thạch Lệ
•
Quỷ xưng tội

 

 

 

 
   Trang chủ   |   Liên hệ - Góp ý   |     |  Giới thiệu thanhnhacngaynay.vn với bạn bè Lên đầu trang
Số lượt truy cập:
29.831.433