Ý LỰC : ĂN NĂN HOÁN CẢI VÀ SINH HOA KẾT TRÁI YÊU THƯƠNG.      CHỦ TRƯƠNG : Đi trong tu đức tin mừng – tuân giữ huấn điều giáo hội – tìm tòi chân tính âm nhạc - tôn tạo bản sắc quê hương.

    • TRANG CHỦ
    • SỐNG KINH MÂN CÔI
    • TNNN BÁO IN
    • PHỤ SAN TNNN
    • TNNN ONLINE
    • TNNN BÁO NÓI HÀNG TUẦN
    • LỜI SỐNG MỖI NGÀY
    • CA ĐOÀN THÁNH THI
    • CÁCH TỔ CHỨC HÁT TCPV
    • TÁC PHẨM TCPV
    • VƯỜN TƯỢNG NSCGVN QUÁ CỐ
    • SÁCH HÁT ĐƠN GIẢN
    • NHỮNG THÁNH LỄ CA ĐOÀN THÁNH THI ĐÃ HÁT
    • THÁNH CA MỚI - CẦN DÙNG
    • TRỮ LIỆU
    • THÁNH NHẠC HẰNG NGÀY
    • THÔNG BÁO MỚI
    • Liên hệ
    • thanhnhacngaynay
    • cadoanthanhthi
    •

     

     

     

    Trường Tiến Dũng
     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

 
• TRANG CHỦ
• SỐNG KINH MÂN CÔI
• TNNN BÁO IN
• PHỤ SAN TNNN
• TNNN ONLINE
• TNNN BÁO NÓI HÀNG TUẦN
• LỜI SỐNG MỖI NGÀY
• CA ĐOÀN THÁNH THI
• CÁCH TỔ CHỨC HÁT TCPV
• TÁC PHẨM TCPV
• VƯỜN TƯỢNG
NSCGVN QUÁ CỐ
• SÁCH HÁT ĐƠN GIẢN
• NHỮNG THÁNH LỄ CA ĐOÀN THÁNH THI ĐÃ HÁT
• THÁNH CA MỚI - CẦN DÙNG
• TRỮ LIỆU
• THÁNH NHẠC HẰNG NGÀY
• THÔNG BÁO MỚI
• Liên hệ
• thanhnhacngaynay
• cadoanthanhthi
•

 

 

 

Trường Tiến Dũng
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO » Quỷ xưng tội

TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO- QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 36
17-08-2017  20:54:27 GMT +7

·     TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO

QUỶ XƯNG TỘI

 

 

MA VĂN LIÊU

 

 

Kỳ 36

 

 

 

Ý định trốn đi khỏi giáo xứ Long Thạnh, hay nói chính xác là trốn khỏi đời tu, vì quá chán mà không muốn tu nữa… đã nung nấu tâm can đến mức làm tôi mưu mô, khéo léo đóng kịch như đã vui vẻ trở lại với mọi người. Giáo dân ai cũng hớn hở vui mừng. Nhưng thật ra họ đâu ngờ rằng trong đầu, tôi đang lên kế hoạch ra đi rất chi tiết.

Sở dĩ phải lên kế hoạch vì sau lần thứ hai bị hãm hại, cả giáo xứ quyết tâm không bao giờ rời mắt khỏi tôi đến nửa giây để bảo vệ tôi nghiêm nhặt… bằng cách họ cắt đặt sao cho luân phiên, lúc nào cũng có hai người ở trong nhà xứ quanh quẩn bên tôi. Mục đích, nếu lỡ xảy ra chuyện, một người ở lại sát bên tôi còn người kia đi cấp báo ngay cho một trong năm điểm canh –năm điểm canh chẳng qua là năm gia đình rất nhiệt tình, hăng say, lại nữa đều ở gần nhà thờ- năm điểm canh sẽ tỏa ra đi thông báo ngay cho khắp giáo xứ. Vì vậy kế hoạch là mưu kế giúp tôi qua mặt được “hệ thống bảo vệ” tinh vi ấy để trốn khỏi giáo xứ cách trót lọt.

Tuy thấy trước mọi việc có vẻ sẽ rất khó khăn; nhưng vì quyết tâm quá mạnh mẽ, nên tôi vẫn có những toan tính có thể gọi là hoàn hảo.

…

Khoảng 9 giờ sáng thứ hai, thời gian đầu tuần và đầu ngày này là thời gian mọi người luôn tất bật đi làm, đi công việc hay đi học… Do đã giả đò bị đầy bụng từ ngày hôm trước, nên lúc này tôi dễ dàng lấy lý do mình bỗng dưng bị đau bụng dữ dội.

Tôi kêu Bên, một thiếu niên 16 tuổi, quê mùa, chân chất và cục mịch cạo gió và giác gió cho tôi.

Được một lúc, tôi sai Hùng, một thanh niên bị tật ở chân, 21 tuổi, khôn khéo và láu lỉnh, đến tiệm thuốc Bắc của thầy Kính người Hoa thân quen nằm ở giữa chợ Long Thạnh để mua cho tôi một ít thuốc trị bệnh trúng thực. Thoạt nghe tôi sai, Hùng hơi thừ người suy nghĩ trong thoáng chốc; nhưng rồi anh cũng đành vâng lời. Úp cái nón lên đầu, Hùng khập khiễng đi ra đường. Tôi đã ước tính từ trước rằng với cách đi đứng không bình thường đó, thời gian đi và về lẫn phải nhùng nhằng trả lời cho những câu hỏi ân cần quá mức của thầy Kính… Hùng sẽ mất khoảng trên dưới 30 phút mới về đến nơi.

Hùng vừa ra khỏi nhà, tôi lại ôm bụng lăn lộn, mặt thì nhăn nhó, miệng thì rên rỉ não nề… Thấy Bên đứng gần đó mặt cũng nhăn nhúm theo, tôi bảo Bên:

- Đến nhà… bà năm Nào… xin bà… bứt cho thầy… một bó lá xông đau bụng… mau… lên!

Không một chút do dự, Bên “dạ” rân một tiếng, rồi ba chân bốn cẳng phóng như bay ra khỏi cổng nhà xứ. Tôi cũng đã nhẩm tính từ lâu rằng chú bé này đi đến nhà bà năm Nào, cho dù hôm nay bà ấy có trở chứng, không đi lên vườn cách nhà non hai cây số để hái trầu về bán như thường nhật, thì mọi chuyện xảy ra dẫu suôn sẻ lắm thì chú bé Bên cũng phải mất ít nhất 15 phút mới về đến nhà xứ.

Khi Bên vừa khuất sau dãy nhà trước mặt, tôi quơ vội chiếc túi hiệu Air France nhỏ gọn thời này mọi người thường dùng, chứa bên trong chỉ vỏn vẹn một bộ quần áo xi-vin (civil) và vài món đồ lặt vặt –còn hai chiếc áo dòng đen thì tôi đã cẩn thận xếp gọn và đặt dưới chân tượng Đức Mẹ trong nhà thờ cho giống với hạnh các thánh xưa kể về một vị thánh đã làm như thế khi trốn khỏi nhà dòng để đi hoang-. Tôi cẩn thận bằng cách thập thò một lúc nơi cánh cửa ra vào của nhà xứ để lượng định tình hình.

Nhìn qua một lượt dãy hàng quán bánh nước phía bên kia đường chếch cổng nhà thờ, với đầy đủ các phụ nữ nhanh nhảu, háu chuyện và ưa rùm beng, tôi bỗng cảm thấy nên thay đổi một chút trong kế hoạch. Tôi bỏ lại hành lý, chỉ ra đi mình không.

Với phong cách đàng hoàng như mọi hôm, tôi bước ra khỏi cổng nhà thờ.

Tiến thẳng lại chỗ bán nước giải khát, tôi nói với chị đứng sau xe bán nước:

- Khoảng năm phút sau, chị Bảy cho bé Thảo bưng vào cho tôi 3 ly nước đá hột é. Vì một lát sau tôi có ba người khách.

Tôi vừa móc tiền ra trả vừa trò chuyện bâng quơ và vui vẻ với những phụ nữ còn lại ở các sạp bên cạnh. Đang nói chuyện này chuyện kia, tôi đột nhiên hỏi mọi người:

- Vào giờ này, bà năm Nào đi hái trầu đã về đến nhà chưa? Các chị có biết không?

Các phụ nữ đua nhau trả lời. Không màng nghe, tôi vội rảo bước tiến về một con hẻm vắng nhất trong số các con hẻm gần đó. Vừa đi, tai tôi vừa văng vẳng nghe các phụ nữ hỏi với theo:

- Ủa! Sao thầy đi lối đó?

- Đi đường này nè thầy ơi!

- Nhà bà năm Nào đi hướng này chớ! Sao thầy lại đi lối đó?

…

Tôi luồn lách qua những con hẻm chằng chịt. Tôi vẫy tay thay cho lời đáp trả lại những lời chào, hỏi búa xua của những người đi đường lẫn những người trong nhà cạnh đường.

Thoát ra khỏi hẻm tôi gặp ngay khu chợ cá. Thoát ra khỏi chợ cá tôi bước vào khu phố bán nồi niêu xoong chảo, đồ gốm và bếp lò. Ở đầu kia của khu phố là rạp hát nhỏ; trước rạp hát tôi thấy khoảng đất trống có bãi xe ôm. Tôi ngồi lên một chiếc xe Honda 67 màu đen của người đàn ông thương phế binh trọng tuổi dáng vẻ hiền lành, ít nói rồi xin đi về bến đò Chân Phúc.

Khi xe đã chạy suôn sẻ thoát ra khỏi chợ Long Thạnh, tim tôi mới dịu lại, không còn đập loạn xạ như trước vì tin chắc rằng kế hoạch của mình đã thành công mỹ mãn.

Bây giờ đã đến lúc tôi phải quên hết quá khứ buồn tủi để chỉ nghĩ đến tương lai trước mặt, ngày mai sẽ làm gì, ngày mai sẽ ra sao... Tôi nghĩ rằng, một khi xuất tu thì phải đi lính tức vào quân đội ngay. Hoàn cảnh của tôi hiện giờ chỉ nên vào trường sĩ quan Thủ Đức mà thôi. Còn tương lai ra sao thì chỉ biết phó mặc cho định mệnh. Tuy nhiên trước hết phải về nhà và nói rõ ràng ngọn nguồn phân tỏ cho má tôi biết… Chắc má tôi khóc đến sưng cả mắt cho coi! Tôi không định ghé cha Luca.

Khi xe đã đi vào con đường độc đạo dẫn về bến đó Chân Phúc chừng vài cây số, khi đầu óc tôi còn đang lan man đủ chuyện thì thình lình người đàn ông thương phế binh lái xe ôm kêu lên:

- Cái gì nữa vậy trời?...

Tôi nhìn ra trước mặt.

Nhưng khi vừa kịp nhận ra thì cũng là lúc đám người cùng với xe cộ đã đứng dàn ra giữa đường cản hết lối đi.

Tôi vô cùng sửng sốt khi nhận ra đám người chận đường đó là những người đàn ông và phụ nữ giáo dân Long Thạnh. Có cả vài ông biện, ông giáp ở trong số đó nữa. Một vài người nói như quát với người lái xe ôm hiền lành:

- Yêu cầu dừng xe lại!

- Yêu cầu anh quay đầu xe trở về Long Thạnh ngay cho!

- Yêu cầu anh nhận tiền lộ phí rồi để thầy tui lại, quay trở về! 

Để một hai người thu xếp với ông lái xe, số còn lại vây quanh vây lấy tôi vừa nắm áo nắm tay… vừa khóc lóc rên rỉ vang dậy cả một khúc đường:

- Thầy ơi thầy bỏ đi hả thầy?

- Thầy đành lòng bỏ chúng con sao thầy?

- Thầy ghét chúng con lắm hả thầy?    

- Thầy ơi trở về với chúng con đi!

- Thầy ơi!... Thầy ơi!…

Tôi bàng hoàng, ngượng ngập, tiu ngỉu… chỉ biết đứng đờ ra đến không còn thốt ra được một lời nào.

Tôi im lặng riu ríu bước lên ngồi sau xe Honda của một ông biện rồi cùng đoàn người trở về nhà xứ Long Thạnh.

Về đến nhà xứ tôi thấy giáo dân, có cả một số người lương, đã tu tập kín ngoài sân lẫn trong nhà; mọi người khóc như mưa; trong khi khóc, kẻ trách, người xin, kẻ than, người kể:

- … Cũng phải thôi! Giáo xứ này bạc bẽo với thầy quá nên thầy mới bỏ đi…

- Thầy ơi! Đi làm chi tức tưởi như vậy!...

- Chúng con có tội tình gì mà thầy đành lòng bỏ chúng con…

…

Họ làm tôi khóc mùi.

Nhưng tôi khóc vì chuyện khác. Chuyện tôi day dứt và trăn trở bao ngày với ý định muốn bỏ trốn khỏi đời tu nhưng số kiếp không cho. Thấy tôi khóc, mọi người già trẻ lớn bé càng khóc lớn.

Gần đến trưa, ban Quý chức tề tựu đầy đủ. Họ đại diện cho giáo xứ nói lên đủ mọi lời chân tình. Họ nhận về mình những lỗi mà họ không có. Tôi cảm thấy xót xa trong lòng không thể tả và thầm trách mình đã đối xử không tốt với họ đạo. Để đền đáp, tôi không ngần ngại hứa với họ sẽ không bỏ đi cho tới kỳ hạn bề trên ấn định. Nói gì thì nói, tôi vẫn cứ giấu việc tôi ra đi là vì quá chán đời tu, không muốn tu nữa… chứ nào có giận hờn gì giáo dân!

Giáo dân không chịu về nhà, chỉ một số ít ra về, số còn lại cứ nấn ná mãi ở nhà xứ.

Tối đến, một phần đông ra về, số ở lại, cánh đàn ông thì uống trà hút thuốc, các phụ nữ thì nấu nướng… tất cả cố tìm mọi cách làm cho tôi vui. Họ còn qua đêm ở nhà xứ với cái vẻ như sợ tôi lại bỏ đi lần nữa.

…

Vài ngày hôm sau, vì đã trải qua nhiều ngày ăn không trôi, nhiều đêm không chợp mắt, vì tâm trạng lúc nào cũng căng thẳng trong rối rắm bất an, buồn sầu chán nản, âu lo do dự… tôi thấy cơ thể có vấn đề, nghĩa là bỗng dưng tôi cảm thấy suy sụp và yếu dần. Tôi từ từ chìm vào cơn bệnh thương hàn kèm thêm suy nhược cơ thể.

Tôi mê man trong những cơn sốt liên tiếp và vật lộn với những ác mộng xảy ra không ngừng.

…

Tôi liệt giường suốt một thời gian dài. Nhờ giáo dân cùng với các thầy thuốc Bắc người Hoa, người Việt tận tình chạy chữa, chăm sóc… cuối cùng tôi thoát khỏi cơn nguy kịch, bình phục trở lại trong sự mừng rỡ của giáo dân họ đạo.

Tôi tin chắc có ai đó đã đến tận giáo xứ An Biên báo tin và kể hết tình hình của tôi nên cha sở Luca đến thăm tôi.

Ngày cha đến, tôi còn nằm liệt trên giường bệnh nên không hay biết. Một buổi trưa mở mắt ra tôi thấy cha ngồi cạnh giường, cầm tay tôi cha nhẹ nhàng an ủi:

- Rán đi con! Rồi mọi việc cũng sẽ qua thôi!

…

Cha ở lại với tôi đến hơn một tuần. Một hôm khi thấy tôi đã khỏe nhiều, cha hỏi:

- Con định bỏ tu phải không?

Tôi ngại sợ, tránh ánh mắt của cha và không biết thưa lại gì. Cha cũng im lặng.

Tôi thắc mắc không hiểu do đâu mà cha biết ý định thầm kín, ý định mà tôi chưa một lần nói ra với ai. Tuy nhiên khi nhìn thấy hai chiếc áo dòng đen được giặt ủi, treo cẩn thận trên mắc áo ở đầu giường, tôi đoán giáo dân đã hiểu được điều gì trong lòng tôi. Tôi khéo léo dò la tin tức nơi các phụ nữ, nhưng các bà này cũng úp mở rằng “trong những lần mê sảng, thầy ú ớ ghê lắm!”.

Khi thấy tôi gần trở lại bình thường, cha Luca khích lệ:

- Con can đảm và mạnh mẽ lắm! Ở trường hợp như con, khó ai có thể đứng vững được.

Cha im lặng một lúc rồi nói tiếp:

- Đây là trận đòn thứ ba mà ma quỷ muốn quật ngã con. Nhưng họ không làm được vì có Đức Mẹ phù hộ con đặc biệt.

Tôi sửng sốt hỏi:

- Thưa… làm sao cha có thể biết những chuyện đó?

Cha Luca trả lời ngay:

- Ông Lực Lượng nói cho cha biết. Cha còn đọc được trong cách nói, Ông ấy có vẻ nể nang con.

Cha khuyên nhủ:

- Tu hay không tu… không quan trọng con ạ! Quan trọng là có đi theo ơn gọi “làm theo Lời Chúa dạy bảo trong Phúc âm” hay không. Đó mới chính là ơn gọi Chúa đặt trong lòng mỗi người kể cả giáo hoàng, giám mục, linh mục, tu sĩ… Ơn kêu gọi không phải là gọi đi tu, cho nên tu hay không tu… chỉ là những cách sống.

Cha cười nhẹ:

- Chỉ vì tìm tước lợi chứ không tìm việc “làm theo Lời Chúa”, nên một số người tu trở thành đứa con thứ trong dụ ngôn “Hai người con” Chúa kể… Miệng họ khấn, hứa leo lẻo “Thưa cha, con sẽ ra đồng làm việc với cha” nhưng chẳng đi (*).

Tôi cảm thấy nhẹ lòng. Cha Luca nói ít, nhưng tôi hiểu nhiều. Tu hay không tu không còn là vấn đề. Nếu tu tiếp, đó phải là sự tự nguyện cao. Ở đời, người ta nói “tự nguyện chịu bất an và đau khổ” chứ có ai lại nói “tự nguyện hưởng an ổn và tước lộc”? Bắt đầu từ hôm đó, tôi nhận thức được nhiều vấn đề một cách rất đúng đắn.

Cảm thấy vui vẻ và phấn chấn, tôi hỏi cha Luca:

- Thưa… cha vừa nói đây là trận đòn thứ ba mà… ma quỷ…

Cha Luca đọc được hết ý nghĩ của tôi, cha đáp:

- Phải! Hôm nay sau trận đòn động đến chính thân xác con xong, sẽ chẳng còn trận đòn nào xảy ra nữa. Con có thể yên tâm cho tới ngày trở lại đại chủng viện học tiếp.

Cha dạy tôi một bí quyết:

- Mỗi khi gặp âu lo, buồn sầu, sợ hãi… con hãy đọc to lên bất kỳ một câu nào do chính miệng Chúa phán. Con sẽ thấy ngay sự bình an.

…

Càng về sau, tôi càng nghiệm ra. Đó là ba trận đòn của ma quỷ nhằm triệt hạ tôi. Trận thứ ba khủng khiếp hơn, họ làm tôi buồn chán đến nỗi phải trốn cho được khỏi đời tu; may mà Đức Mẹ Phù hộ Các Giáo hữu đã khiến cả họ đạo giúp tôi quay lại; khi thấy mưu mô không thành, ma quỷ liền quay sang làm tôi lâm trọng bệnh; trong cơn bệnh nặng tôi lại phải gánh chịu một chuỗi những ác mộng kinh khiếp.

Dầu gì tôi cũng chỉ là một thanh niên mới lớn, non dạ, yếu lòng… nên tôi cứ rên rỉ với Chúa hoài:

- Người ta gặp được Chúa bằng hành trình êm ả. Còn con, để gặp được Ngài, phải lao đao lê lết mới được sao, lạy Chúa?

 



(*) Dụ ngôn hai người con (Mt 21,28).    

 

(còn tiếp)

 

 

 

 

 

 

 

 

 Phản hồi     Gửi cho bạn bè     In ra giấy

Các tin khác:
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO- QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 35
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO- QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 34
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO- QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 33
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO- QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 32
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO- QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 31
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO- QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 30
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO- QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 29
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO- QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 28
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO- QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 27
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO- QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 26
Xem tiếp »

Tìm bài viết theo ngày:
    TÌM KIẾM
    TIN, BÀI & THÔNG BÁO MỚI
 Một chút suy tư trong ngày Thứ Sáu 26.2.2021
 LỜI SỐNG THỨ SÁU 26.02.2021
 LỜI SỐNG THỨ NĂM 25.02.2021
 LỜI SỐNG THỨ TƯ 24.02.2021
 Thánh Nhạc thứ Ba 23/2/2021
 LỜI SỐNG THỨ BA 23.02.2021
 Đáp ca CN II mùa Chay - năm B (28.02.2021)
 Đáp Ca Chúa Nhật I mùa Chay - B (21.02.2021)
 LỜI SỐNG THỨ HAI 22.02.2021
 Hỏi gọn - Đáp nhanh CN 21.02.2021
MỘT CHÚT SUY TƯ
•
2021
NGHE CHUYỆN TU ĐỨC
•
Nghe lời Chúa
•
Nghe nhờ Radio "Giờ của Mẹ"
•
Tâm sự cách sống yêu thương
•
Tâm sự một số vấn đề khác
•
Lần chuỗi Lòng Chúa thương xót
ĐẶC SẢN TNNN
•
Mỗi tháng một vấn đề
•
Tình huống Tin Mừng
•
Mỗi tháng một trải nghiệm
•
Thuật xử thế
•
Hỏi gọn - Đáp nhanh
•
Câu chuyện nội bộ
•
Tin mừng Chúa nhật
•
Câu đối
•
Quan điểm thánh nhạc
ĐÀO SÂU THÁNH CA PHỤNG VỤ
•
Mục vụ thánh nhạc
•
Câu hỏi thánh nhạc
THƯ GIÃN
•
Nhìn ngược vấn đề
•
Câu đối
•
Ảnh niệm
•
Chơi ô chữ, học thánh kinh
•
Lắng đọng tâm hồn
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO
•
Thạch Lệ
•
Quỷ xưng tội

 

 

 

 
    TÌM KIẾM
    TIN, BÀI & THÔNG BÁO MỚI
 Một chút suy tư trong ngày Thứ Sáu 26.2.2021
 LỜI SỐNG THỨ SÁU 26.02.2021
 LỜI SỐNG THỨ NĂM 25.02.2021
 LỜI SỐNG THỨ TƯ 24.02.2021
 Thánh Nhạc thứ Ba 23/2/2021
 LỜI SỐNG THỨ BA 23.02.2021
 Đáp ca CN II mùa Chay - năm B (28.02.2021)
 Đáp Ca Chúa Nhật I mùa Chay - B (21.02.2021)
 LỜI SỐNG THỨ HAI 22.02.2021
 Hỏi gọn - Đáp nhanh CN 21.02.2021
MỘT CHÚT SUY TƯ
•
2021
NGHE CHUYỆN TU ĐỨC
•
Nghe lời Chúa
•
Nghe nhờ Radio "Giờ của Mẹ"
•
Tâm sự cách sống yêu thương
•
Tâm sự một số vấn đề khác
•
Lần chuỗi Lòng Chúa thương xót
ĐẶC SẢN TNNN
•
Mỗi tháng một vấn đề
•
Tình huống Tin Mừng
•
Mỗi tháng một trải nghiệm
•
Thuật xử thế
•
Hỏi gọn - Đáp nhanh
•
Câu chuyện nội bộ
•
Tin mừng Chúa nhật
•
Câu đối
•
Quan điểm thánh nhạc
ĐÀO SÂU THÁNH CA PHỤNG VỤ
•
Mục vụ thánh nhạc
•
Câu hỏi thánh nhạc
THƯ GIÃN
•
Nhìn ngược vấn đề
•
Câu đối
•
Ảnh niệm
•
Chơi ô chữ, học thánh kinh
•
Lắng đọng tâm hồn
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO
•
Thạch Lệ
•
Quỷ xưng tội

 

 

 

 
   Trang chủ   |   Liên hệ - Góp ý   |     |  Giới thiệu thanhnhacngaynay.vn với bạn bè Lên đầu trang
Số lượt truy cập:
29.831.614