Ý LỰC : ĂN NĂN HOÁN CẢI VÀ SINH HOA KẾT TRÁI YÊU THƯƠNG.      CHỦ TRƯƠNG : Đi trong tu đức tin mừng – tuân giữ huấn điều giáo hội – tìm tòi chân tính âm nhạc - tôn tạo bản sắc quê hương.

    • TRANG CHỦ
    • SỐNG KINH MÂN CÔI
    • TNNN BÁO IN
    • PHỤ SAN TNNN
    • TNNN ONLINE
    • TNNN BÁO NÓI HÀNG TUẦN
    • LỜI SỐNG MỖI NGÀY
    • CA ĐOÀN THÁNH THI
    • CÁCH TỔ CHỨC HÁT TCPV
    • TÁC PHẨM TCPV
    • VƯỜN TƯỢNG NSCGVN QUÁ CỐ
    • SÁCH HÁT ĐƠN GIẢN
    • NHỮNG THÁNH LỄ CA ĐOÀN THÁNH THI ĐÃ HÁT
    • THÁNH CA MỚI - CẦN DÙNG
    • TRỮ LIỆU
    • THÁNH NHẠC HẰNG NGÀY
    • THÔNG BÁO MỚI
    • Liên hệ
    • thanhnhacngaynay
    • cadoanthanhthi
    •

     

     

     

    Trường Tiến Dũng
     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

 
• TRANG CHỦ
• SỐNG KINH MÂN CÔI
• TNNN BÁO IN
• PHỤ SAN TNNN
• TNNN ONLINE
• TNNN BÁO NÓI HÀNG TUẦN
• LỜI SỐNG MỖI NGÀY
• CA ĐOÀN THÁNH THI
• CÁCH TỔ CHỨC HÁT TCPV
• TÁC PHẨM TCPV
• VƯỜN TƯỢNG
NSCGVN QUÁ CỐ
• SÁCH HÁT ĐƠN GIẢN
• NHỮNG THÁNH LỄ CA ĐOÀN THÁNH THI ĐÃ HÁT
• THÁNH CA MỚI - CẦN DÙNG
• TRỮ LIỆU
• THÁNH NHẠC HẰNG NGÀY
• THÔNG BÁO MỚI
• Liên hệ
• thanhnhacngaynay
• cadoanthanhthi
•

 

 

 

Trường Tiến Dũng
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐÁP CA CN NĂM A PHỤNG VỤ 2019-2020 » Quỷ xưng tội

TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO - QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 48
08-04-2018  10:23:10 GMT +7

 

TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO
QUỶ XƯNG TỘI



MA VĂN LIÊU



Kỳ 48





Nói về việc đi chùa tu, ông bà xưa dạy: “Tu đâu cho bằng tu nhà, thờ cha kính mẹ hơn là đi tu”, ý nói muốn tu thì chỉ cần ở nhà chuyên chăm hiếu thảo với cha mẹ là đủ, không cần đi tu (1). Đánh giá về đời sống tu, người xưa đúc kết kinh nghiệm: “Thứ nhất là tu tại gia, thứ hai tu chợ thứ ba tu chùa”, ý nói tu tại gia là đời tu khó nhất, do phải giáp mặt luôn với người trong nhà thì khó mà bác ái, nhịn nhục… tu ngoài chợ là đời tu dễ hơn một bậc do đối diện chốc lát với những người xa lạ có bác ái, nhịn nhục… cũng dễ hơn; còn tu ở chùa là đời tu dễ nhất do ở cùng những người đồng tâm lo việc tu sửa, bác ái và nhịn nhục… với họ dễ như chơi. Nói về hiệu quả của việc tu, cổ nhân chỉ rõ: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, ý nói muốn làm việc đại sự, phải khởi từ việc “tu thân” (sửa mình), thiếu nó sẽ không thể được. Ba câu trên, cùng nhắn nhủ muốn đi được đường dài phải chăm lo từng bước nhỏ. Đường dài là làm việc lớn, bước nhỏ là tu sửa bản thân. Ba câu trên đều nói về tu; vậy tu là gì? – Là sửa (2). Vì tu là sửa, mà sửa là hành vi của kẻ khiêm tốn, chân thành; sửa còn là việc diễn ra trong âm thầm, kín đáo, lặng lẽ –không ai đánh trống la làng cho mọi người biết mình đang sửa; cũng không ai đem việc sửa chữa ra giữa đường giữa xá, bày biện công khai- sửa xong thì tốt hơn chưa sửa; người sửa là người rất mực quyết tâm, chịu đựng, nhẫn nhịn, không lên mặt hoặc cao giọng dạy đời…

Vì vậy tôi nhận ra mình đã đi hết quãng đường tiểu chủng viện 8 năm, đại chủng viện 8 năm và nhất là mất thêm 17 năm để xin lãnh chức linh mục… mà chưa được ai dạy cho biết mình đang tu, tu là sửa mình, sửa mình làm sao, sửa đến đâu, sửa để làm gì, cần phải cật lực tu sửa mỗi ngày liên tục và thái độ của người đang tu sửa ra sao.
Lúc còn ở tiểu chủng viện, mọi tiểu chủng sinh đều có chung một linh mục làm linh hướng. Vị này lo việc tĩnh tâm hằng tháng, giải tội hằng tuần, huấn đức hằng ngày (3), tư vấn cho chủng sinh nào có vấn đề nội tâm, cố vấn cho ban giáo sư trong việc quyết định chủng sinh nào đó tu tiếp hay hồi tục...
Ở đại chủng viện thì khá hơn, mỗi đại chủng sinh được tự do chọn cho mình một cha giáo làm linh hướng; vị linh hướng này có nhiệm vụ mỗi tháng tiếp “con linh hồn” một lần đến gặp để trình bày “việc linh hồn”, cố vấn ban giáo sư để có quyết định phù hợp mỗi khi “con linh hồn” sắp lãnh chức nhỏ chức lớn. Sau khi “con linh hồn” chịu chức linh mục, các vị linh hướng hết việc với người đó.
Như vậy có thể nói các vị linh hướng ở tiểu, đại chủng viện chỉ là những vị “linh hướng công cộng”, bởi vì vị linh hướng đúng nghĩa (4) phải:
- Là người thông thạo tu đức cách trổi vượt.
- Là người dày dạn kinh nghiệm tu đức hơn người, thậm chí đang sống thánh.
- Là người hướng đạo với 3 nhiệm vụ: Chỉ đường tốt nhất và ngắn nhất “hợp khẩu vị” của “con linh hồn”. Cùng đi và cùng đến nơi với con linh hồn. Sau cùng là biết và dạy cách giải quyết vấn đề, tiên liệu mọi khó khăn, ứng phó mọi tình huống trên đường tu cho “con linh hồn”.
Cho nên nói các vị linh hướng ở tiểu, đại chủng viện là những vị “linh hướng công cộng” là nói có cơ sở.
Từ đó các tiểu, đại chủng sinh đều không biết tu; dần dần mất ý thức tu; việc tu tập chút ít trong chủng viện của họ chỉ là việc tu sửa tính nết cho đúng một thứ tiêu chuẩn rất chung chung; tiêu chuẩn ấy được tóm gọn trong cụm từ “hạnh kiểm tốt”. Do vậy mà khi đạt xong mục đích (làm linh mục) mọi việc kể như xong, không còn gì phải “tu với tác” nữa; chẳng lạ gì họ còn đầy dẫy những tính xấu như mọi người. Tóm lại, chủng viện chỉ đào tạo cán bộ tương tự như học viện hành chánh đào tạo cán bộ công quyền, trường võ bị đào tạo sĩ quan chuyên nghiệp… không thể nào gọi là tu đích thực?
Vì linh mục không được dạy tu đích thực nên không biết tu thì cũng chẳng phải là người tu đích thực. Tu đích thực là sửa mình theo Phúc âm.
Biết vậy nhưng không thể trách, do chức vụ, công việc lẫn lối sống của linh mục hoàn toàn không thích hợp để tu sửa đích thực, nên dần mất ý thức tu là sửa.
Vào dịp tết năm thần học II, về ghé thăm cha Luca, trong lúc rảnh rỗi, tôi hỏi:
- Thưa cha, giới linh mục có thật tu không ạ?
Vừa nghe tôi hỏi, cha sở Luca im bặt một lúc lâu, sau đó ngài hỏi:
- Tại sao con hỏi như vậy?
Tôi trả lời:
- Thưa vì một hôm tình cờ thấy trong từ điển giải nghĩa “tu” là “sửa”, con ngẫm nghĩ mình có tu, nhưng không có sửa; như vậy đâu phải là tu thật. Nhìn quanh, con cũng thấy tương tự như thế nên hỏi cha cho biết vậy thôi.
Cha Luca giải thích:
- Ai sửa mình hằng ngày theo Phúc âm, ấy là người tu thật dù người ấy có mặc áo nhà tu hay không. Con cứ lấy đó làm thước đo để biết xem ai tu thật, ai không tu thật.
Tôi đáp nhanh:
- Con đã đo rồi! Chẳng có được mấy người thực tu! .
Cha Luca gật đầu:
- Đó là tất cả vấn đề!
Cha Luca nói đến đó rồi thôi, không đề cập gì nữa. Thấy cha không nói tiếp, tôi không dám hỏi thêm. Đến hè năm đó, tôi ghé thăm cha và đặt lại vấn đề cũ:
- Thưa cha, con muốn tu thực sự.
Lúc đó cha Luca và tôi đang ngồi ở bàn ăn trong gian bếp nhà xứ, cha đi vào kho lấy ra một đoạn dây thừng ngắn; cha bảo tôi cầm một đầu dây, còn cha cầm đầu kia của đoạn dây, rồi cha bắt đầu ví dụ:
- Con khởi đầu tập nhỏ bé ở đầu dây này và kết thúc bằng bác ái ở đầu dây kia. Con hiểu không?
Tôi lặp lại:
- …Đầu dây là nhỏ bé, cuối dây là bác ái... Nhưng tại sao nhỏ bé có thể biến thành bác ái thưa cha?
Cha Luca ôn tồn giải đáp:
- Rồi con sẽ hiểu! Đây cha nói tiếp: Để nhỏ bé, con có 2 phương pháp Chúa Kitô dạy, một là hiền lành hai là khiêm nhượng trong lòng. Muốn hiền lành con phải khiêm nhượng, muốn khiêm nhượng con phải hiền lành. Với 2 phương pháp đó, con sẽ mau chóng trở nên nhỏ bé.
Tôi nôn nóng:
- Rồi làm sao… bác ái?
Cha Luca phì cười vì sự nóng nảy trẻ con của tôi:
- Khi đạt đến nhỏ bé, con sẽ lập tức thấy ngay bác ái. Nói cách khác, chính con là bác ái. Bác ái lúc đó không phải là cái gì bên ngoài con, nhưng nó là chính con giống như Thiên Chúa là Tình yêu vậy.
Chờ cho tôi thâm nhiễm xong, cha Luca mới nói tiếp:
- Thiên Chúa nhỏ nhất cũng vừa vĩ đại nhất.
Nói đến đó cha Luca nối hai đầu dây lại thành một vòng tròn, ngài thuyết minh:
- Khi đã đến nước này rồi, nhỏ bé là bác ái, bác ái là nhỏ bé… chẳng còn ranh giới, chẳng còn phân biệt đâu là đâu nữa.
Tôi hỏi:
- Thưa cha! Còn những nhân đức khác như quảng đại, nghèo khó, trong sạch, công bình, nhân hậu…?
Cha Luca giơ đoạn dây thừng lên cao:
- Nằm cả ở trong này. Đó chẳng qua là tên gọi để biệt phân. Biệt phân là lối dạy sơ yếu bước đầu đối với những ai chưa biết gì.
Tôi hối hận với câu hỏi vừa xong. Nhưng thôi! Có như vậy sự hiểu biết mới thêm chắc chắn.
Không đợi cho tôi hỏi tiếp, cha Luca mở rộng thêm tầm nhìn:
- Nhưng điều gì xảy ra nếu con tu sửa thật sự như thế?
Tôi trố mắt nhìn cha Luca; ngài chậm rãi nói:
- Con phải trả giá đắt! Quá đắt là đàng khác! Chính vậy mà “gọi thì nhiều, chọn thì ít” (5); người đi tu đông, kẻ thực tu ít. Lại còn phải trả giá quá đắt ngay từ đầu mới bước vào, vì để nhỏ bé, con sẽ mất tất cả, thậm chí cả nhân phẩm, nhân quyền, công lý…
Cha sở Luca còn nói tiếp, nhưng tôi mãi lo sợ, nên không nhớ hết những điều sau đó.
…
Trở về nhà, rồi trở về đại chủng viện tôi suy nghĩ liệu mình có tu nổi không. Tuy nhiên lúc còn đang trăn trở, bỗng xảy ra một chuyện mà tôi tin mình không thể nào quên.
Đó là trong đại chủng viện, lớp thần học III được xếp 4 người một phòng. Trong phòng tôi có một anh bạn tên Đổi hầu như một tuần có đến 4 đêm ngủ mớ (6), nghĩa là đang ngủ anh ta nói đủ thứ chuyện giống như đang thức. Vì nói chuyện sõi như không nên một hôm khi Đổi đang mớ, một anh bạn khác tên Hoàng bắt chuyện. Nhờ Hoàng khéo léo bắt đúng mạch chuyện Đổi đang nói, khiến cho hai bên đối đáp với nhau xuôi chảy rất lâu giống như hai người cùng đang thức. Nhiều lúc 2 anh em còn lại trong phòng rón rén bước đến gần để xem Đổi ngủ hay thức, ngủ thật hay chỉ đóng kịch. Xem xét và thử đủ cách vẫn thấy đúng là Đổi nói chuyện trong giấc ngủ. Chắc chắn nhất là sáng hôm sau, ba anh em cùng phòng rủ nhau khéo léo kiểm tra; biết đúng là Đổi không hề hay biết những gì mình đã nói trong giấc ngủ đêm hôm trước.
Chính vì bắt được bí quyết nói chuyện với người đang ngủ, Hoàng có ác ý muốn khai thác những chuyện đời tư thầm kín của Đổi. Ba anh em còn lại kịch liệt phản đối cho đó là nhẫn tâm… Cuối cùng Hoàng bỏ ác ý ấy.
Hoàng chơi trò chơi nói chuyện với Đổi nhiều lần, đôi khi có chúng tôi tham gia.
Nhưng vào một đêm kia, Hoàng cũng nói chuyện với Đổi giống như những đêm trước, lần này Hoàng quyết định chủ động dẫn dắt câu chuyện.
Khi Đổi mở đầu mớ bằng một tràng tiếng La-tinh:
- “Natura in minima maxima”. “Natura in minima maxima”. “Natura in minima maxima” (7).
Hoàng khéo léo nhắc lại:
- Đúng! Cậu nói đúng! “Natura in minima maxima”. Nhưng câu này nghĩa là gì nhỉ?
Đổi nói với giọng khinh dể:
- Gi…ời…! “Thiên nhiên là to nằm co trong bé”. Có thế mà không hiểu! Kém thế!
Hoàng trả treo:
- Sao lại “cái to nằm co trong cái bé”? Thế là thế nào?
Thấy Đổi hơi cựa quậy như sắp trở mình, Hoàng vội vàng dùng cả hai tay đè lên ngực cố ngăn lại để Đổi còn có thể tiếp tục câu chuyện (8). Bị đè dí xuống giường, Đổi đành chịu nằm im một nước rồi nói tiếp:
- Gi…ời…! Lại không hiểu! Cái kém to nằm co trong cái kém bé. –nói xong Đổi cười sặc sụa- Cậu không thấy Chúa tể càn khôn trong Hài Nhi bé nhỏ ở hang đá Bêlem à?
Hoàng đưa đẩy:
- Cậu là ai mà cậu hiểu Chúa rõ thế?
Đổi trả lời:
- Mình là Satan!
Minh, Hoàng và tôi, cả ba người cứ ngỡ Đổi đùa giỡn, nhưng Hoàng là đứa láu lỉnh nhất trong 4 anh em ở cùng phòng với đôi mắt lúc nào cũng sáng quắc và sắc lẽm, hỏi gặng:
- Cậu là ai? Nói lại xem!
- Mình là Satan! Mình là Satan!
Hoàng cần nghe lần nữa, nên hỏi:
- Cậu nói lại lần nữa đi! Cậu là ai?
- Tao là Satan! Tao chẳng bạn bè gì với chúng mày!
Hoàng và Minh ra sao tôi không rõ, chỉ biết hai “đấng” ấy nhìn trân vào nhau, mồm há hốc, còn tôi thì tóc cứ dựng đứng lên. Trời khuya, sương lạnh nhưng mồ hôi trong tôi cứ toát ra. Dầu vậy Hoàng là đứa có thần kinh thép, anh ta hỏi tiếp:
- Mày nhập vào thằng Đổi lúc nào thế?
- Tao là thằng Đổi, thằng Đổi là tao. Chúng mày sợ à?
Khi cả 3 đồng loạt phát hiện Đổi vẫn nằm, trong tư thế cũ, nhưng bây giờ thì mở cặp mắt thao láo có pha chút tia lửa, nhìn thẳng vào chúng tôi một cách như thù oán muốn ăn tươi nuốt sống… thì đứa nào cũng rụng rời rồi chẳng ai bảo ai, cùng chạy dồn vào một góc phòng đằng xa để trốn. Thấy vậy Đổi cười rú lên bằng một giọng cười không giống giọng cười của anh ta thường ngày; cười một hồi rồi anh ta bảo:
- Tu gì chúng mày! Tu à? Tao cũng tu đây ai biết đâu vào đâu! Gian trá à? Tao là sự gian trá khủng khiếp đây! Nhớ nhé! Nơi nào có gian trá là có tao. Tao phá cả lũ chúng mày bằng sự gian trá lớn nhỏ… ai biết đâu vào đâu! Hứ! Ai biết đâu vào đâu!
Nói xong Đổi cười rú lên lần nữa. Cười xong thản nhiên bảo:
- Ngủ đi! Mai còn học.
Lắc đầu nhẹ sang một bên, Đổi ngủ vùi từ đó cho đến 5 giờ sáng chuông báo thức.
…
Sáng hôm sau Đổi vẫn là Đổi như ngày nào; gặp mặt chúng tôi anh không có vẻ gì là e ngại; tất cả coi như không có chuyện gì xảy ra. Chỉ riêng ba chúng tôi, vừa sợ hãi âu lo vừa hoài nghi bối rối; chúng tôi tự hỏi nhau có phải mình nằm mơ, có phải Đổi bị quỷ nhập như Giảng hồi nào, có phải Satan đội lốt Đổi hay gì gì nữa…
Qua hơn một ngày sống trong sợ hãi và nghi nan bối rối, ba chúng tôi cùng kéo nhau lên gặp linh mục X, giáo sư tu đức, trình bày hết mọi nỗi cho ngài. Nghe xong ngài cũng không giấu nổi vẻ ngạc nhiên, khuyên chúng tôi cứ bình tĩnh và tuyệt đối giữ kín chuyện để ban giám đốc dễ giải quyết.
Chúng tôi mòn mỏi chờ đợi thái độ của ban giám đốc trong khi mọi việc không có gì khác lạ.
Sau một thời gian không chờ đợi được nữa, chúng tôi lại kéo nhau lên gặp cha tu đức, ngài bảo:
- …Thứ nhất dẫu cho có tới 3 người làm chứng cho nhau, nhưng không có gì là rõ ràng và chắc chắn. Thứ hai thầy Đổi vẫn chứng tỏ là một đại chủng sinh tốt trên cả trung bình, nhất nữa khi các cha giáo thay nhau kiểm tra vẫn không phát hiện bất kỳ một dấu hiệu gì bất thường. Thứ ba cha giáo luật nói: “Nulla poena sine lege” (9)…
Chúng tôi vâng lời bề trên trở về phòng; vì vâng lời nên tuyệt đối giữ kín mọi việc đến nay đã gần 40 năm.
…
Có một lần tôi kể cho cha sở Luca trong tòa giải tội. Nghe xong ngài nói:
- Chính vì tình trạng không thực tu, nên ma quỷ cũng có thể trà trộn giữa chúng ta để giả tu.

 




(1) Dương Phủ bỏ mẹ già để đi tìm Phật. Dọc đường một cao tăng nói: “Phật tại nhà đi đâu cho mệt! Cứ về gặp ai mang dép ngược đó là Phật!” Dương Phủ quay về. Nửa đêm mẹ già nghe con kêu cửa mừng quá xỏ vội chân vào dép ra mở cửa. Cửa mở, Dương Phủ thấy mẹ mang dép ngược liền ôm chầm lấy mẹ mà khóc. Từ đó, Dương Phủ sớm hôm nuôi mẹ già, nhất quyết không đi đâu nữa. (Cổ học tinh hoa).
(2) Vì chữ tu nghĩa là sửa, nên người ta ghép chữ tu với nhiều chữ khác như: tu sửa, tu tỉnh, tu chỉnh, tu chính, trùng tu, đại tu, tu bổ, tu tạo……
(3) Huấn đức: dạy về tu đức.
(4) Các vị thánh xưa đều chọn cho mình một vị linh hướng đến suốt đời, cho nên mới có nhiều trường hợp cả 2 linh hướng và con linh hướng đều làm thánh; ví dụ cha con thánh Vintcent de Paul và Louise de Marillac); các vị giáo hoàng nói chung đều có một cha giải tội, vị này gần như một linh hướng.
(5) “Vì kẻ được gọi thì nhiều mà người được chọn thì ít” (Mt 22,14). Câu này bị nhiều người hiểu sai rằng vào chủng viện đông, nhưng làm linh mục ít. Chúa Kitô không nói trong bối cảnh đi tu, nhưng trong toàn cảnh Nước Trời: nhiều người nghe, biết, hiểu Tin Mừng, nhưng kẻ thực thi để vào được Nước Trời chẳng có mấy ai.
(6) Mớ: là nói năng không ý thức khi đang ngủ.
(7) “Natura in minima maxima”. Ngạn ngữ La-tinh có nghĩa: “thiên nhiên là điều lớn nhất ở trong điều nhỏ nhất”.
(8) Người ta thường mớ khi đang nằm ngửa. Đang mớ, nếu tự trở mình (đổi thế nằm), họ sẽ tỉnh lại đôi chút và ngưng mớ.
(9) “Nulla poena sine lege”. Ngạn ngữ La-tinh có nghĩa: “không có hình phạt ngoài lề luật”. Điều gì lề luật đã quy định, vi phạm điều đó mới có thể chịu phạt.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Phản hồi     Gửi cho bạn bè     In ra giấy

Các tin khác:
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO - QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 47
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO - QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 46
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO - QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 45
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO - QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 44
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO - QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 43
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO - QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 42
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO - QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 41
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO- QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 40
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO - QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 39 (Phần cuối)
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO - QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 39 (Phần 2)
Xem tiếp »

Tìm bài viết theo ngày:
    TÌM KIẾM
    TIN, BÀI & THÔNG BÁO MỚI
 Một chút suy tư trong ngày Thứ Sáu 26.2.2021
 LỜI SỐNG THỨ SÁU 26.02.2021
 LỜI SỐNG THỨ NĂM 25.02.2021
 LỜI SỐNG THỨ TƯ 24.02.2021
 Thánh Nhạc thứ Ba 23/2/2021
 LỜI SỐNG THỨ BA 23.02.2021
 Đáp ca CN II mùa Chay - năm B (28.02.2021)
 Đáp Ca Chúa Nhật I mùa Chay - B (21.02.2021)
 LỜI SỐNG THỨ HAI 22.02.2021
 Hỏi gọn - Đáp nhanh CN 21.02.2021
MỘT CHÚT SUY TƯ
•
2021
NGHE CHUYỆN TU ĐỨC
•
Nghe lời Chúa
•
Nghe nhờ Radio "Giờ của Mẹ"
•
Tâm sự cách sống yêu thương
•
Tâm sự một số vấn đề khác
•
Lần chuỗi Lòng Chúa thương xót
ĐẶC SẢN TNNN
•
Mỗi tháng một vấn đề
•
Tình huống Tin Mừng
•
Mỗi tháng một trải nghiệm
•
Thuật xử thế
•
Hỏi gọn - Đáp nhanh
•
Câu chuyện nội bộ
•
Tin mừng Chúa nhật
•
Câu đối
•
Quan điểm thánh nhạc
ĐÀO SÂU THÁNH CA PHỤNG VỤ
•
Mục vụ thánh nhạc
•
Câu hỏi thánh nhạc
THƯ GIÃN
•
Nhìn ngược vấn đề
•
Câu đối
•
Ảnh niệm
•
Chơi ô chữ, học thánh kinh
•
Lắng đọng tâm hồn
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO
•
Thạch Lệ
•
Quỷ xưng tội

 

 

 

 
    TÌM KIẾM
    TIN, BÀI & THÔNG BÁO MỚI
 Một chút suy tư trong ngày Thứ Sáu 26.2.2021
 LỜI SỐNG THỨ SÁU 26.02.2021
 LỜI SỐNG THỨ NĂM 25.02.2021
 LỜI SỐNG THỨ TƯ 24.02.2021
 Thánh Nhạc thứ Ba 23/2/2021
 LỜI SỐNG THỨ BA 23.02.2021
 Đáp ca CN II mùa Chay - năm B (28.02.2021)
 Đáp Ca Chúa Nhật I mùa Chay - B (21.02.2021)
 LỜI SỐNG THỨ HAI 22.02.2021
 Hỏi gọn - Đáp nhanh CN 21.02.2021
MỘT CHÚT SUY TƯ
•
2021
NGHE CHUYỆN TU ĐỨC
•
Nghe lời Chúa
•
Nghe nhờ Radio "Giờ của Mẹ"
•
Tâm sự cách sống yêu thương
•
Tâm sự một số vấn đề khác
•
Lần chuỗi Lòng Chúa thương xót
ĐẶC SẢN TNNN
•
Mỗi tháng một vấn đề
•
Tình huống Tin Mừng
•
Mỗi tháng một trải nghiệm
•
Thuật xử thế
•
Hỏi gọn - Đáp nhanh
•
Câu chuyện nội bộ
•
Tin mừng Chúa nhật
•
Câu đối
•
Quan điểm thánh nhạc
ĐÀO SÂU THÁNH CA PHỤNG VỤ
•
Mục vụ thánh nhạc
•
Câu hỏi thánh nhạc
THƯ GIÃN
•
Nhìn ngược vấn đề
•
Câu đối
•
Ảnh niệm
•
Chơi ô chữ, học thánh kinh
•
Lắng đọng tâm hồn
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO
•
Thạch Lệ
•
Quỷ xưng tội

 

 

 

 
   Trang chủ   |   Liên hệ - Góp ý   |  Giới thiệu thanhnhacngaynay.vn với bạn bè Lên đầu trang
   Trang chủ
   Liên hệ - Góp ý
   Giới thiệu thanhnhacngaynay.vn với bạn bè
Lên đầu trang
Số lượt truy cập:
29.831.512