Ý LỰC : ĂN NĂN HOÁN CẢI VÀ SINH HOA KẾT TRÁI YÊU THƯƠNG.      CHỦ TRƯƠNG : Đi trong tu đức tin mừng – tuân giữ huấn điều giáo hội – tìm tòi chân tính âm nhạc - tôn tạo bản sắc quê hương.

    • TRANG CHỦ
    • SỐNG KINH MÂN CÔI
    • TNNN BÁO IN
    • PHỤ SAN TNNN
    • TNNN ONLINE
    • TNNN BÁO NÓI HÀNG TUẦN
    • LỜI SỐNG MỖI NGÀY
    • CA ĐOÀN THÁNH THI
    • CÁCH TỔ CHỨC HÁT TCPV
    • TÁC PHẨM TCPV
    • VƯỜN TƯỢNG NSCGVN QUÁ CỐ
    • SÁCH HÁT ĐƠN GIẢN
    • NHỮNG THÁNH LỄ CA ĐOÀN THÁNH THI ĐÃ HÁT
    • THÁNH CA MỚI - CẦN DÙNG
    • TRỮ LIỆU
    • THÁNH NHẠC HẰNG NGÀY
    • THÔNG BÁO MỚI
    • Liên hệ
    • thanhnhacngaynay
    • cadoanthanhthi
    •

     

     

     

    Trường Tiến Dũng
     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

 
• TRANG CHỦ
• SỐNG KINH MÂN CÔI
• TNNN BÁO IN
• PHỤ SAN TNNN
• TNNN ONLINE
• TNNN BÁO NÓI HÀNG TUẦN
• LỜI SỐNG MỖI NGÀY
• CA ĐOÀN THÁNH THI
• CÁCH TỔ CHỨC HÁT TCPV
• TÁC PHẨM TCPV
• VƯỜN TƯỢNG
NSCGVN QUÁ CỐ
• SÁCH HÁT ĐƠN GIẢN
• NHỮNG THÁNH LỄ CA ĐOÀN THÁNH THI ĐÃ HÁT
• THÁNH CA MỚI - CẦN DÙNG
• TRỮ LIỆU
• THÁNH NHẠC HẰNG NGÀY
• THÔNG BÁO MỚI
• Liên hệ
• thanhnhacngaynay
• cadoanthanhthi
•

 

 

 

Trường Tiến Dũng
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO » Quỷ xưng tội

TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO - QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 47
23-03-2018  20:52:03 GMT +7

 TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO
QUỶ XƯNG TỘI




MA VĂN LIÊU




Kỳ 47





Dân gian có câu nói tục mà thanh, nghĩa là câu chữ nghe thô, nhưng ý nghĩa có chất triết lý nhìn dưới nhiều góc cạnh. Câu nói ấy là: “Làm người có tột đỉnh tứ khoái là ăn, ngủ, đ., ỉ.”. Thực chất đó là 4 nhu cầu thuộc bản năng động vật. Ăn là nạp năng lượng để nuôi sống thể xác… nhưng mang lại rất nhiều cảm giác thích thú vì hành vi ăn động viên nhiều cơ quan trong con người cùng làm và cùng khoái theo. Ngủ là nhắm mắt nghỉ ngơi để phục hồi thể xác nhất là não bộ và phục hồi cả tinh thần… nhưng còn mang lại nhiều cảm khoái vì hành vi này “xả stress” cho hết mọi cơ quan trong người. Đ. là nam nữ giao phối để sinh sản con cái mà lưu truyền nòi giống… nhưng mang lại sự sung sướng tột đỉnh gọi là cực khoái đồng thời thỏa mãn nhiều mặt khác nữa vì hành vi này làm cho mọi cơ quan trong con người đều được sung sướng chứ không phải chỉ một bộ phận nào đó mà thôi. Ỉ. là đại tiện tức xả thải cho thân xác… nhưng đem lại cảm giác thích thú của sự phóng thích cặn bã trong con người ra bên ngoài vì hành vi này mang lại cảm giác sạch sẽ cho nhiều cơ quan trong con người.
Ở các loài động vật khác, đó chỉ đơn thuần là 4 nhu cầu bản năng; những nhu cầu này cần phải được giải quyết nhanh gọn, hồn nhiên đến thô bỉ, ở bất cứ nơi đâu và không có gì phải e thẹn, lén lút… nhưng ở loài có trí năng và tâm hồn như con người, 4 nhu cầu này được giải quyết khác hẳn: có nhu cầu được giải quyết cách công khai ồn ào, có nhu cầu được giải quyết cách kín khéo v.v… tuy nhiên tất cả mọi giải quyết đều có tính chất thông minh, có văn hóa, đúng chỗ và đúng lúc đặc biệt là có suy tính đến độ không ngừng ngày càng nâng cao biến thành 4 niềm cảm khoái; thậm chí có cái còn được nâng lên cao hơn nữa đến biến thành nghệ thuật (1) đã vậy còn đi kèm với biết bao công cụ hỗ trợ, ví dụ nghệ thuật ẩm thực, nghệ thuật tính dục (ví dụ trên bức tường của một đền thờ Ấn giáo có bức tranh điêu khắc mô tả đến 3.000 tư thế giao phối)…
Ở giới tu sĩ giáo sĩ, vì các nhu cầu khác bị khéo giấu hoặc bị tránh lánh, nhu cầu ăn uống được phát huy tối đa dường như để bù qua sớt lại. Chính vì thế, hàng giáo sĩ và một số đông tu sĩ (hiện nay thì trong nhiều nhà dòng) từ hồi giờ đặc biệt chú trọng đến nhu cầu ăn uống, dẫn đến việc họ ăn uống dồi dào và sang trọng. Không ai có thể phủ nhận điều này bởi vì nghe thấy hoặc chứng kiến nhiều hiện tượng. Xin tạm kể 3 hiện tượng mọi người nghe và thấy nhiều nhất:
Hiện tượng 1: Bất kỳ sau một thánh lễ (trừ thánh lễ hằng ngày) đều có ăn uống; thánh lễ đồng tế càng đông ăn uống càng lớn.
Hiện tượng 2: Các linh mục ở giáo xứ mỗi tuần tham dự ít nhất vài tiệc, tiệc của giáo dân trong giáo xứ, tiệc của thân nhân nơi khác, tiệc của bạn bè linh mục nào là tiệc lễ mở tay (2), tiệc lễ kỷ niệm 4, 5, 6, 7, 8… năm linh mục, tiệc lễ bạc, tiệc lễ vàng, tiệc bổn mạng luân phiên, tiệc đặt viên đá, tiệc khánh thành, tiệc an táng, tiệc giỗ kỵ… và còn bao là thứ tiệc khác không thể kể hết; tiệc nhiều đến nỗi mọi linh mục đều phương phi ra ngay sau chỉ vài tháng “làm linh mục”, đồng thời rất nhiều linh mục mắc những chứng “bệnh nhà giàu” như: tiểu đường, gút, cao huyết áp, tim mạch, mỡ trong máu, gan nhiễm mỡ…
Hiện tượng 3: Đa phần các linh mục đều biết uống rượu, một số không nhỏ uống rượu thiện nghệ như dân nhậu chuyên nghiệp, sành rượu như giới đại gia, tửu lượng cao thuộc hàng “đệ tử lưu linh”(3), có vài linh mục chết vì nghiện rượu.
Nói về việc ăn uống của giáo sĩ và tu sĩ, tôi có 2 chuyện kể.
Chuyện thứ nhất.
Năm 1972, khi tôi đang giúp xứ ở họ đạo Cao Đằng, cha sở là người luôn bỏ họ đạo đi chơi xa suốt tuần, để mặc tôi, một thầy giúp xứ, ở nhà giải quyết nhiều việc trong đó thường xuyên dạy giáo lý tân tòng và giáo lý hôn nhân; dạy xong đúng ngày thì tự động đi mời linh mục nào đó thường là ở chủng viện, đến rửa tội, dâng lễ cưới… khi mọi sự đã xong đâu vào đấy, tôi phải thay mặt cha sở đến nhà đám dự tiệc cưới.
Một lần kia, nhân đám cưới một cô gái họ đạo lấy tân tòng gốc Phật giáo; sau lễ cưới ở nhà thờ, tôi bắt buộc phải đến dự tiệc cưới vào ban trưa. Tiệc bắt đầu được năm mười phút, thình lình có 2 vị sư mặc áo vàng bước vào chúc mừng đôi tân hôn; sau khi chúc mừng xong, 2 vị sư thấy tôi mặc áo dòng đen (4) ngồi lù lù ở gần đó họ tiến đến chào. Sau khi đã trao đổi xã giao với nhau năm ba câu xong, tôi lịch sự đứng lên tiễn họ ra cửa; vị sư trẻ chắc tầm cỡ tuổi tôi với phong thái thông minh sắc xảo bất ngờ hỏi tôi một câu:
- Thầy cũng dùng tất cả mọi thứ như người đời thì sao gọi là tu?
Vị sư già đi bên cạnh thúc cùi chỏ vị sư trẻ để ra hiệu nhắc nhở, rồi thay mặt tôi, vị sư già trả lời:
- Mô Phật! Mỗi đạo có một cách tu khác nhau ấy mà! Có gì đâu!
Vị sư trẻ láu lỉnh với vẻ ngứa miệng bất chấp sự nhắc nhở, chắp tay lên ngực và lim dim đôi mắt, vừa xá tôi lia lịa miệng vừa nói:
- Thiện tai! Thiện tai! Tu giả! Tu giả! (5)
Vị sư già miệng vừa kêu liên hồi “mô Phật“ tay vừa thân mật nắm lấy tay tôi với vẻ thay cho lời xin lỗi và an ủi. Cả hai xá xá rồi ra đi.
Từ đầu đến cuối cuộc trao đổi ngắn ngủi, tôi không có cơ hội kịp nói lên điều gì; mà nói cho ngay! Giả như có cơ hội tôi cũng chẳng biết phải nói gì vì trí khôn tôi vốn không được linh lợi.
Về nhà càng nghiệm càng đau; đau điếng cả một thời gian dài.

Chuyện thứ hai.
Vì bị nhiều di chứng của bệnh sốt rét rừng hành hạ, nên tôi tìm đến với dưỡng sinh Thái cực quyền (vào thời điểm 1983 đó là phong trào). Không lâu, tôi được cử làm phụ tá cho huấn luyện viên; một thời gian sau, lại được cử đi học khóa đào tạo huấn luyện viên và rơi vào tầm ngắm của võ sư Tô Thiếu Kiệt người Tàu. Trong thời gian học võ Đường lang với ông, các bạn đồng môn lôi kéo tìm học nội công với vị võ sư danh tiếng trọng tuổi. Sau vài tháng, các bạn đồng môn lần lượt bỏ học, để lại chỉ mình tôi thụ giáo suốt 9 năm với vị thầy vừa uyên bác kiến thức, vừa uyên thâm tri thức. Trong 9 năm, tôi được thu huấn nhiều bài học tu đức vô giá.
Một hôm trước khi dạy về phép tiết dục để luyện khí, biết tôi đang là tu sĩ Công giáo, thầy hỏi:
- Bên Công giáo, quý linh mục và tu sĩ làm cách nào để tiết dục?
Vừa nghe xong câu hỏi, tôi biết ngay mình sẽ không có câu trả lời, bởi vì học suốt 8 năm tiểu chủng viện, 8 năm đại chủng viện, cộng với gần mười năm chờ đợi xin được chịu chức linh mục… có bao giờ tôi được học cách tiết dục? Còn không được nghe nhắc đến!
Suy nghĩ vài mươi giây, tôi trả lời thầy một cách gọi là để vớt vát thể diện:
- Thưa thầy! Có 2 cách: Cầu nguyện và trách xa “dịp tội”. (6)
Ông thầy với đôi mắt hiền từ và bao dung, nhìn tôi một lúc rồi nói:
- Bên Phật giáo cũng dùng 2 cách đó…
Nói đến đó thầy im lặng. Tôi có cảm giác thầy tránh nói ra một điều gì đó làm tôi ngượng ngùng.
Một lúc sau, giống như đợi cho câu chuyện lắng xuống, thầy dạy:
- Thân xác và tâm hồn là đôi bạn tri kỷ, muốn gì thì cả hai phải cùng làm mới mong đạt được ý muốn. Vậy muốn tiết dục, chỉ tụng kinh và tránh xa “dịp tội” là mới chỉ tiết dục tâm hồn; phải kèm theo việc ăn uống có tiết chế và thiền tịnh (7) mới tiết dục được cả con người. Người ta còn dùng rau răm để khống chế sự cường dương của phái nam vào mỗi buổi sáng, hay thực hiện bài tập sau đây…
Lúc ấy tôi mới hiểu được, tu sĩ các đạo khác ăn chay trường để tiết dục; trong khi các linh mục tu sĩ ăn uống “thả giàn”, đã vậy lại còn uống bia rượu… thử hỏi năng lượng dồi dào từ thịt và rượu cùng các gia vị đi kèm sẽ dùng vào việc gì?
Trả lời câu hỏi ấy cũng là trả lời rằng các linh mục tu sĩ “cầm tù” linh hồn mà thả rông thể xác thoải mái muốn làm gì thì làm. Tiết dục như thế là không tưởng!

Khi còn ở Long Thạnh, tôi có kể trường hợp ông Ba Búa chuyên nghề làm thịt chó, ông đi đến bất kỳ nơi đâu thì từ xa nhác thấy bóng, ngửi thấy hơi ông… mọi con chó trong một vùng một bán kính rộng đều sủa ầm lên với vẻ tức tối… sủa lớn và sủa dai đến nỗi ông đã đi khuất xa và lâu rồi chúng mới chịu dần dần “nguôi giận” bằng cách sủa lục ục trong họng như vẫn còn tức lắm, kèm theo nét mặt như muốn nói: “Đồ yêu tinh! Nếu còn ở đây tôi còn sủa nữa cho mà biết!”. Dân cả vùng này mỗi lần thấy thế ai cũng phì cười. Tôi hỏi Tư Cô tại sao có hiện tượng ấy, Tư Cô giải thích:
- Tất cả do trường năng lượng. Chỉ cần em giận ghét ai, năng lượng xấu từ em phóng ra bao trùm người ấy dù người ấy ở xa; nếu có thêm những lời nguyền rủa đi kèm, năng lượng càng xấu và càng tác hại hơn nữa.
Tôi hỏi thêm:
- Như vậy những lời cha mẹ rủa sả con cái có làm hại chúng không?
- Có! Có chứ! Ghim ghét thôi đã đủ gây hại, nói chi đến rủa sả!
Tôi kêu thầm trong bụng: “Lạy Chúa! Thảo nào Chúa dạy hãy cầu nguyện cho kẻ thù (8). Thảo nào chửi rủa hoài người xấu chỉ khiến họ ngày càng xấu hơn”.
Tôi thắc mắc:
- Ông Ba Búa đi đến đâu chó cũng sủa…
- … là do năng lượng căm hận, uất ức, sợ hãi, đớn đau… của những con chó bị ông ta sát hại luôn bao phủ ông ta… loài chó là loài có khả năng “thấy được” những năng lượng đó.
Tôi đi xa hơn:
- Hình như ăn nhiều thịt chó cũng bị tương tự.
- Không phải chỉ ăn thịt chó! Ăn nhiều thịt động vật khó lường được rằng sẽ có lúc ăn luôn cả những năng lượng xấu như sợ hãi, giận dữ, uất hận, tức tối, căm thù, bi thương… do chúng phát ra khi bị giết thịt.

Tôi còn một câu chuyện khác để kể:
Khi còn ở An Biên, có lần cha Luca dắt tôi đi thăm một linh mục ở một họ đạo nằm trong thành phố. Cha con choáng ngợp trước khung cảnh nhà xứ nguy nga. Cha sở mời cha Luca “ăn trưa đạm bạc”. Tuy cha sở ấy nói “ăn trưa đạm bạc” nhưng khi ăn xong tôi nghĩ thầm bữa ăn này phải nói là “ăn trưa bộn bạc” mới đúng! Vì có tới 7 món ăn ngon lành và quý hiếm chưa kể món tráng miệng là món gây bỡ ngỡ cho tôi vô cùng. Nói ra xấu hổ! Được dịp, tôi đã ăn “đến nơi đến chốn”.
Ra về, tôi hỏi cha Luca:
- Thưa cha! Tại sao cha chỉ ăn qua loa?
Cha Luca trả lời đơn giản:
- Cha không thấy đói con ạ!
Trả lời xong ngài nói sang chuyện khác ngay.
Về nhà vài hôm sau, trong câu chuyện gì đó… cha Luca dạy tôi:
- Cha X có lý do gì thì cha không biết, nhưng với cha, ăn như thế thì năng lượng dùng vào đâu cho hết? Thế là bản năng được dịp nổi loạn, dục tình dấy lên…
Lúc đó tôi chưa hiểu ra, vì tuổi trẻ cần năng lượng để tăng trưởng, để cung cấp cho sự năng động; sau này tôi dần hiểu ra cần phải biết ăn gì và ăn làm sao… nhất là phải hiểu việc ăn uống có thể làm hại linh hồn và trí năng con người.
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Đi với bụt mặc áo cà-sa, đi với ma mặc áo giấy” trong trường hợp này nghĩa là nếu coi trọng việc ăn uống, suốt ngày và mọi việc… người ta cũng chỉ nghĩ được đến đó mà thôi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 





(1) Nghệ thuật có 3 đặc tính: a/ hoạt động, b/ khéo léo, c/ có ý đồ.
(2) Lẽ ra, vì tự cho mình là môn đệ của Chúa Kitô, thì linh mục nên bắt chước Thầy, tức cũng vào sa mạc hoang vắng, ăn chay 40 đêm ngày để tĩnh tâm trước khi bắt đầu ra hoạt động công khai. Đàng này bắt đầu “làm linh mục”, và đánh dấu mọi chặng đường “làm linh mục” luôn bằng cỗ tiệc.
(3) Lưu Linh (tự Bá Luân), một trong bảy hiền sĩ đời nhà Tấn bên Tàu, tức là vào thời Tư Mã Chiêu, con của Tư Mã Ý, trong truyện Tam Quốc. Bảy hiền sĩ thường tụ tập trong rừng trúc ở Sơn Dương, cùng uống rượu, ngâm thơ, gảy đàn, nói chuyện triết học Lão Trang nên được mệnh danh là nhóm Trúc Lâm Thất Hiền. Riêng Lưu Linh hay uống rượu, nổi tiếng về rượu hơn hết trong Trúc Lâm Thất Hiền, uống rượu bao nhiêu cũng không say. Ngày nay ai uống rượu nhiều hoặc say sưa tối ngày đều được gọi là “đệ tử Lưu Linh”.
(4) Ngày xưa linh mục tu sĩ ra ngoài đều nghiêm chỉnh mặc tu phục giống như tu sĩ các đạo khác ngày nay.
(5) “Thiện tai” là tiếng lóng bên nhà Phật hàm nghĩa mong cho tai ách trở nên tốt lành. Chữ “giả” vừa có nghĩa là “người” (ví dụ: học giả, diễn giả, độc giả), vừa có nghĩa “ấy là…”, quái ác thay lại còn vừa có nghĩa là “dỏm”, “không có thật” nếu muốn chơi chữ; vì vậy “tu giả” vừa hàm nghĩa khen ngợi “người tu”, “ấy là người tu”, “người tu đây mà”, đồng thời vừa có nghĩa mắng mỏ “đồ tu dỏm!”. Trong trường hợp này chỉ có thể hiểu câu “Thiện tai! Thiện tai! Tu giả! Tu giả!” theo nghĩa không tốt.
(6) “Dịp tội”: là từ ngữ nhà đạo do các cố Tây cố Việt thời xưa đặt ra để chỉ những nguyên cớ gây cho ta phạm tội, ví dụ nghe nói lời tục tĩu, nhìn trộm cảnh khỏa thân hay làm tình… là nguyên cớ gây cho ta thèm muốn dẫn đến hành động tính dục ngoài hôn nhân.
(7) Có 2 lối thiền: thiện tịnh là ngồi yên; thiền động là đi bài Thái cực quyền hay làm những động tác Yoga…
(8) Chúa phán: “Anh em đã nghe luật dạy xưa rằng: Chớ giết người; ai giết người thì đáng bị đưa ra tòa. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra tòa. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội đồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì đáng bị lửa hỏa ngục thiêu đốt”.(Mt 5,21-23). “Còn thầy, Thầy bảo: Hãy yêu kẻ thù và hãy cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi các con” (Mt 5,44).

 Phản hồi     Gửi cho bạn bè     In ra giấy

Các tin khác:
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO - QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 46
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO - QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 45
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO - QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 44
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO - QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 43
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO - QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 42
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO - QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 41
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO- QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 40
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO - QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 39 (Phần cuối)
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO - QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 39 (Phần 2)
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO - QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 39 (Phần 1)
Xem tiếp »

Tìm bài viết theo ngày:
    TÌM KIẾM
    TIN, BÀI & THÔNG BÁO MỚI
 Một chút suy tư trong ngày Thứ Sáu 26.2.2021
 LỜI SỐNG THỨ SÁU 26.02.2021
 LỜI SỐNG THỨ NĂM 25.02.2021
 LỜI SỐNG THỨ TƯ 24.02.2021
 Thánh Nhạc thứ Ba 23/2/2021
 LỜI SỐNG THỨ BA 23.02.2021
 Đáp ca CN II mùa Chay - năm B (28.02.2021)
 Đáp Ca Chúa Nhật I mùa Chay - B (21.02.2021)
 LỜI SỐNG THỨ HAI 22.02.2021
 Hỏi gọn - Đáp nhanh CN 21.02.2021
MỘT CHÚT SUY TƯ
•
2021
NGHE CHUYỆN TU ĐỨC
•
Nghe lời Chúa
•
Nghe nhờ Radio "Giờ của Mẹ"
•
Tâm sự cách sống yêu thương
•
Tâm sự một số vấn đề khác
•
Lần chuỗi Lòng Chúa thương xót
ĐẶC SẢN TNNN
•
Mỗi tháng một vấn đề
•
Tình huống Tin Mừng
•
Mỗi tháng một trải nghiệm
•
Thuật xử thế
•
Hỏi gọn - Đáp nhanh
•
Câu chuyện nội bộ
•
Tin mừng Chúa nhật
•
Câu đối
•
Quan điểm thánh nhạc
ĐÀO SÂU THÁNH CA PHỤNG VỤ
•
Mục vụ thánh nhạc
•
Câu hỏi thánh nhạc
THƯ GIÃN
•
Nhìn ngược vấn đề
•
Câu đối
•
Ảnh niệm
•
Chơi ô chữ, học thánh kinh
•
Lắng đọng tâm hồn
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO
•
Thạch Lệ
•
Quỷ xưng tội

 

 

 

 
    TÌM KIẾM
    TIN, BÀI & THÔNG BÁO MỚI
 Một chút suy tư trong ngày Thứ Sáu 26.2.2021
 LỜI SỐNG THỨ SÁU 26.02.2021
 LỜI SỐNG THỨ NĂM 25.02.2021
 LỜI SỐNG THỨ TƯ 24.02.2021
 Thánh Nhạc thứ Ba 23/2/2021
 LỜI SỐNG THỨ BA 23.02.2021
 Đáp ca CN II mùa Chay - năm B (28.02.2021)
 Đáp Ca Chúa Nhật I mùa Chay - B (21.02.2021)
 LỜI SỐNG THỨ HAI 22.02.2021
 Hỏi gọn - Đáp nhanh CN 21.02.2021
MỘT CHÚT SUY TƯ
•
2021
NGHE CHUYỆN TU ĐỨC
•
Nghe lời Chúa
•
Nghe nhờ Radio "Giờ của Mẹ"
•
Tâm sự cách sống yêu thương
•
Tâm sự một số vấn đề khác
•
Lần chuỗi Lòng Chúa thương xót
ĐẶC SẢN TNNN
•
Mỗi tháng một vấn đề
•
Tình huống Tin Mừng
•
Mỗi tháng một trải nghiệm
•
Thuật xử thế
•
Hỏi gọn - Đáp nhanh
•
Câu chuyện nội bộ
•
Tin mừng Chúa nhật
•
Câu đối
•
Quan điểm thánh nhạc
ĐÀO SÂU THÁNH CA PHỤNG VỤ
•
Mục vụ thánh nhạc
•
Câu hỏi thánh nhạc
THƯ GIÃN
•
Nhìn ngược vấn đề
•
Câu đối
•
Ảnh niệm
•
Chơi ô chữ, học thánh kinh
•
Lắng đọng tâm hồn
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO
•
Thạch Lệ
•
Quỷ xưng tội

 

 

 

 
   Trang chủ   |   Liên hệ - Góp ý   |  Giới thiệu thanhnhacngaynay.vn với bạn bè Lên đầu trang
   Trang chủ
   Liên hệ - Góp ý
   Giới thiệu thanhnhacngaynay.vn với bạn bè
Lên đầu trang
Số lượt truy cập:
29.830.988