Ý LỰC : ĂN NĂN HOÁN CẢI VÀ SINH HOA KẾT TRÁI YÊU THƯƠNG.      CHỦ TRƯƠNG : Đi trong tu đức tin mừng – tuân giữ huấn điều giáo hội – tìm tòi chân tính âm nhạc - tôn tạo bản sắc quê hương.

    • TRANG CHỦ
    • SỐNG KINH MÂN CÔI
    • TNNN BÁO IN
    • PHỤ SAN TNNN
    • TNNN ONLINE
    • TNNN BÁO NÓI HÀNG TUẦN
    • LỜI SỐNG MỖI NGÀY
    • CA ĐOÀN THÁNH THI
    • CÁCH TỔ CHỨC HÁT TCPV
    • TÁC PHẨM TCPV
    • VƯỜN TƯỢNG NSCGVN QUÁ CỐ
    • SÁCH HÁT ĐƠN GIẢN
    • NHỮNG THÁNH LỄ CA ĐOÀN THÁNH THI ĐÃ HÁT
    • THÁNH CA MỚI - CẦN DÙNG
    • TRỮ LIỆU
    • THÁNH NHẠC HẰNG NGÀY
    • THÔNG BÁO MỚI
    • Liên hệ
    • thanhnhacngaynay
    • cadoanthanhthi
    •

     

     

     

    Trường Tiến Dũng
     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

 
• TRANG CHỦ
• SỐNG KINH MÂN CÔI
• TNNN BÁO IN
• PHỤ SAN TNNN
• TNNN ONLINE
• TNNN BÁO NÓI HÀNG TUẦN
• LỜI SỐNG MỖI NGÀY
• CA ĐOÀN THÁNH THI
• CÁCH TỔ CHỨC HÁT TCPV
• TÁC PHẨM TCPV
• VƯỜN TƯỢNG
NSCGVN QUÁ CỐ
• SÁCH HÁT ĐƠN GIẢN
• NHỮNG THÁNH LỄ CA ĐOÀN THÁNH THI ĐÃ HÁT
• THÁNH CA MỚI - CẦN DÙNG
• TRỮ LIỆU
• THÁNH NHẠC HẰNG NGÀY
• THÔNG BÁO MỚI
• Liên hệ
• thanhnhacngaynay
• cadoanthanhthi
•

 

 

 

Trường Tiến Dũng
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO » Quỷ xưng tội

TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO - QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 45
11-03-2018  20:07:51 GMT +7

• TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO
QUỶ XƯNG TỘI




MA VĂN LIÊU




Kỳ 45





Sau khi thầy Hiền xuất tu, tôi cảm thấy mất đi một người bạn để sớm tối chia sẻ tâm tư một cách ưng ý. Trong nỗi tiếc nuối, thoạt đầu tôi nghĩ quấy: thầy Hiền đã phạm một sai lầm gì đó kín đáo đến nỗi không thể nói cho tôi biết. Nhưng càng ngày tôi càng hiểu ra mình đã nghĩ sai! Vì khoảng hơn một tháng sau đó, tôi nhận được thư của anh, trong nhiều lá thư, anh viết rất dài để tôi thấy rằng người chết trở về còn nói nhiều điều gì đó khiến anh lo âu cho cuộc sống mai sau hơn là cuộc sống hiện tại, vì có câu anh viết thế này: “… Liêu cứ tu tiếp nếu thấy hạp; riêng mình, tự liệu sức không thể nên thánh qua con đường làm “cha thiên hạ… mình coi là quan trọng lắm cuộc sống sau, cuộc sống bây giờ thì ăn nhằm gì!...” . Lúc đầu tôi cho suy nghĩ đó là lập dị, nhưng chiêm nghiệm nếp sống tu luyện thực tế trong đại chủng viện và soi nếp sống của các linh mục khắp nơi, ngày tôi càng nghĩ Hiền có lý, vì chỉ cần lấy một điều sau đây ra mà nói, sẽ đủ thấy ra nhiều điều khác rất đáng suy nghĩ.

Đó là điều không mấy ai, từ đại chủng sinh cho đến các linh mục, chịu học bài học đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu nhất do Chúa Kitô, Thầy Chí Thánh, đã ân cần dạy bảo:
- “Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng, và tâm hồn các ngươi sẽ gặp được bình an. Vì ách của Ta thì êm ái và gánh của Ta thì nhẹ nhàng (1).
Có phải Chúa Kitô là Vị Giáo sư trên hết mọi giáo sư hay không? Có phải bài học của Người cao siêu, trọng đại, tuyệt vời, vô cùng giá trị và vô cùng cần thiết… hơn hết mọi bài học (về thần học, tín lý, triết lý, tu đức, giáo sử, giáo luật, Kinh thánh…) hay không?
Vậy tại sao chẳng đại chủng sinh nào chịu học, thậm chí còn không nhắc đến bài học lớn lao, cao trọng và tiên quyết ấy đến nửa lời, trong khi xuýt xoa khen ngợi, chăm chăm chú chú ghi chép giữ gìn, học đi học lại và nhắc tới nhắc lui những bài học khác do người đời giảng dạy…? Thật là một nghịch lý! Nghịch lạ kỳ quái đến chướng tai gai mắt không thể tưởng! Tôi nghĩ: chắc là thầy Hiền bỏ tu vì lý do đó (!?)
Quả thật! Vì khinh thường, lãng tránh bài học cao vời của Chúa Kitô, nên các đại chủng sinh -sau này ra làm linh mục- luôn là những người hung dữ và kiêu ngạo, đối nghịch với những lời dạy trong bài học của Chúa; hơn nữa, trở thành những “phản-nhân-chứng-Phúc-âm”.
Tôi trộm nghĩ: Chỉ cần là một người dân bình thường, nếu chúng ta chưa biết gì về một tập thể hay tôn giáo nào đó, nhưng nhìn xem bộ phận nòng cốt của tập thể hay tôn giáo ấy biểu hiện sự hung dữ và kiêu ngạo, ắt chúng ta sẽ xa lánh ngay. Vậy nếu bộ phận nòng cốt và ưu tú của Công giáo hung dữ và kiêu ngạo, chúng ta sẽ nghĩ sao? Xa hơn, liệu chúng ta có dám đề cập việc truyền giáo nữa hay không?
Về vấn đề này, khi giảng cho tôi về bài học của Chúa Kitô, cha sở Luca kể một câu chuyện đúng ngay vào trọng tâm. Cha kể:

Một hôm Ông Lực lượng đến xưng tội. Ông nói:
- Gán cho Chúng ta tội luôn rình rập cám dỗ loài người thì đúng là loài người các ông chẳng hiểu ất giáp gì! Vì loài người các ông bản chất quá cứng đầu cứng cổ! Đây! Chúng ta chỉ cho ông thấy. Ông Chúa từng dạy và nêu gương sống hiền lành và khiêm tốn, thế mà giáo sĩ các ông đã không theo thì thôi, lại còn đi ngược; từ đó khiến giáo dân đi lạc đường tất cả… Thế thì việc gì Chúng ta phải cám dỗ! Cứ ngồi xem giáo sĩ đầu mục “mù dắt mù cả hai rơi xuống hố” thôi!
Dứt lời Ông Lực lượng cười vang với vẻ thỏa thê khoái chí.
Quả thực lúc đó tôi rất bất ngờ trước thông tin này, và chỉ thoáng nghĩ là tôi thấy hết sự việc. Đúng là các “cố đạo” nhà mình đều hung dữ và kiêu ngạo cách này hay cách khác!
Không dám gật đầu công nhận ngay, nhưng tôi cũng chẳng cách gì biện bạch hay tránh né. Ông Lực lượng đề nghị:
- Muốn không? Chúng ta sẽ đưa ông đi gặp vài kiểu mẫu sống động?
Tôi chưa kịp trả lời gì thì Ông Lực lượng rời khỏi tòa cáo giải nhanh như lúc Ông ấy đến.
…
Sáng sớm hôm sau dâng lễ xong lúc vừa bước ra cửa sau phòng thánh, tôi bỗng thấy có một người đứng chờ; thấy tôi, người ấy trao một phong thư có con niêm của tòa giám mục. Mở ra xem. Tôi quày quả về nhà điểm tâm qua loa rồi vội vã khăn áo lên đường về tòa giám mục.
Bước vào phòng đức giám mục, tôi thấy ngài đang chờ sẵn. Ngài nói:
- Anh Luca! Tôi nhờ anh đi CT và RG thay tôi! Có xe chờ sẵn dưới nhà. Anh đi ngay cho!
Đứng lên như giục đi cho lẹ, đức giám mục còn trao tôi thư giới thiệu và một sơ-mi dày cộm giấy là giấy… ngài bảo:
- Ngồi trên xe anh có giờ mà đọc hết những thứ này; đọc xong anh sẽ hiểu anh phải thay tôi làm gì.
Ngồi trên xe -chiếc Peugeot màu mỡ gà êm như ru của đức giám mục- tôi tự hỏi: Việc gì thì việc! Còn có nhiều “đấng bậc sang cả” và giỏi gian hơn mình, sao đức giám mục lại sai mình? Ấy là vì lúc đó tôi quên biệt những gì Ông Lực lượng nói với tôi vừa mới hôm qua.
Tôi lần lượt đọc hết những lá đơn giáo dân của họ đạo lớn ở tỉnh CT và ở vùng RG kiện hai cha sở của họ kèm theo mỗi lá đơn là những lời đe dọa đại loại nếu tòa giám mục không hoặc giải quyết không tới nơi tới chốn, họ sẽ bỏ đạo theo Việt Cộng.
Phần lớn thời gian còn lại ngồi trên xe tôi chỉ biết cầu nguyện xen lần chuỗi và moi cái trí khôn bé bỏng thấp hèn của mình ra mà nghĩ xem phải làm gì khi đến với hai “ông cha” từng nổi tiếng “trời ơi đất hỡi” này.
Quá trưa tôi đến giáo xứ HG tỉnh CT. Đi vào khu vực nhà thờ được xây dựng như một khu quân sự (doanh trại quân đội), dù nhiều người nhận ra xe của đức giám mục, nhưng tôi vẫn bị chặn đi chặn lại nhiều lần mất bộn giờ mới vào được đến nhà xứ. Cha sở, bạn học cùng lớp của tôi, mặc quân phục sĩ quan với quân hàm cấp tá trông rất oai vệ, đón tôi không được vui vẻ tự nhiên như mọi khi… Có lẽ anh ta “đánh hơi” chuyện chẳng vui… khi thấy một tay “nhà tu quèn” như tôi bỗng ngồi xe đức giám mục đến đại bản doanh của anh.
Tôi lưu lại ba ngày, nắm được tổng quát sự việc. Sự việc ấy là: cha sở lập tiểu khu tuyển thanh niên họ đạo “đi lính” để họ vừa được khỏi bị bắt quân dịch (2) vừa tự bảo vệ được giáo xứ. Nhưng như người đời đúc kết kinh nghiệm: “Quyền lực càng cao, người sẵn tính nóng càng nóng dữ”, anh bạn tôi vốn tính đã nóng nảy, nên giờ đây anh trở thành một hung thần khét tiếng khắp vùng; giáo dân kể lại nhiều việc nghe thương tâm, ví dụ mới đây anh tiện tay chộp lấy một khúc gỗ mới, to đến 10 phân vuông, đánh một anh lính đến vào quân y viện rồi tử thương luôn trong đó v.v…
Suốt ba ngày tôi chỉ nghe mà không biết phải nói gì, làm gì. Sáng ngày thứ ba, thấy ở lại cũng chẳng ích gì, tôi ra về. Lúc bắt tay từ biệt anh, tôi nói nhỏ kiểu… vớt vát:
- Anh biết mình đến đây không phải để thăm anh chứ?
Cha sở-thiếu tá-bạn tôi nhướng đôi lông mày rậm như hai con sâu róm… thay cho gật đầu. Tôi nói:
- Đồng ý chứ?
Anh bỗng choàng tay qua vai tôi. Im lặng vài mươi giây… anh nói với giọng nhỏ như con gái:
- Về thưa lại với “Ông già” (3) giùm: Ông già đừng lo! Mình sẽ tự thu xếp tất cả.
Bạn tôi cho lính mang ra xe đủ thứ linh tinh quà cáp gửi “Ông già” có lẽ để… làm tin; tôi cũng được anh tặng cho một cây thuốc lá Dunhill sang trọng và một hộp quẹt Zippo mới cáu.
Ngồi vào xe tôi nghĩ: Công vụ này là thế, công vụ sắp tới không biết ra sao đây?
…
Tài xế cho xe trực chỉ vùng RG không bình yên.
Gần trưa tôi đến nơi; xe phải đi thật chậm qua nhiều chốt kiểm soát quân sự mới vào được khu vực họ đạo, giáo dân nhìn thấy xe tưởng lầm đức giám mục đến, nên tụ tập ngày càng đông dần rồi kéo nhau chạy theo xe, vừa chạy, họ vừa vung giơ biểu ngữ, miệng la lối:
- Đả đảo cha xứ!
- Đả đảo cha xứ ác ôn côn đồ!
- Trả cha xứ về tòa giám mục đi!
- Cha xứ cút đi!
…
Tôi cảm thấy chóng mặt, ù tai, hoa mắt.
Dù rất khó khăn, nhưng xe cũng dần dần vào được trước cổng nhà xứ. Nhưng khi nhìn thấy tôi bước xuống xe mà không phải là đức giám mục, đám đông giáo dân kêu “Ồ!” lên một tiếng tỏ vẻ thất vọng. Tôi bắt tay một vài người đứng gần vừa tự giới thiệu:
- Tôi là linh mục Luca… được đức cha sai đến.
Đám đông giáo dân tỏ vẻ hung hăng, nóng nảy tranh nhau nói, kể, trách, chất vấn, chửi và hăm dọa… cha sở bằng nhiều lời lẽ nặng nề, số khác trao những bức thư, những tờ đơn; số đông người còn lại giương biểu ngữ “Đuổi xéo cha xứ”, “Cha xứ cút đi!”, “Cha xứ là chó sói ăn thịt chiên non!” v.v…
Tôi không dám nói gì khi chưa gặp mặt chủ nhà. Sau một lúc bị giáo dân vây chặt để van vỉ, thuyết phục, trách móc, xỏ xiên, thách thức, hăm dọa… tôi bắt đầu bị họ dùng đến tay chân, kẻ nắm áo, người lôi kéo, kẻ xô đẩy… May mà tài xế được sự giúp đỡ của những anh lính gác gần đó dùng hết sức lực giúp tôi từ từ thoát khỏi đám đông để vào nhà xứ.
Đón tôi bằng ánh mắt lạnh như băng và cử chỉ gượng gạo, cha xứ -thuộc lớp đàn anh- hất hàm hỏi:
- Ông xuống đây làm gì? Bắt tôi phỏng?
Tôi trao thư giới thiệu của đức giám mục và cố tỏ ra cứng rắn thưa lại:
- Thưa anh! Không phải vậy! Đức cha bảo em xuống anh thì em xuống; ngài có bảo em nói gì hay làm gì đâu…!
Cha sở nhìn tôi với ánh mắt có vẻ hơi ấm lại, sau đó ngài xé thư, đọc lướt thật nhanh rồi hơi mím môi giấu một nụ cười, mời tôi:
- Ngồi! Ngồi đi! Tưởng mấy ông làm khó tôi chứ!
Nói xong chìa thư đức giám mục ra cho tôi xem. Tôi cũng tranh thủ vội vàng liếc nhanh: thư chỉ có vài dòng ngắn ngủn, nét chữ lại to như con gà mái -đức giám mục thường viết thư như thế, chữ thì to kềnh, lời thì gọn lỏn-, vài dòng chữ ấy nếu tôi không lầm thì là: “Cha khỏe chứ? Luca đến chơi với cha. Liệu mà vui vẻ mí nhau!”.
Mặc cho giáo dân la hét bên ngoài rồi tan dần, cha sở từ từ vui vẻ với tôi khi thấy đức giám mục viết thư vẫn xuề xòa, còn tôi thì chẳng mang theo bất cứ sứ mạng gì. Tuy nhiên lòng tôi vẫn ấm ức, không biết phải nói gì với giáo dân, không biết làm gì để hòa giải cha sở và bổn đạo. Buổi chiều tôi đọc hết những lá thư và các tờ đơn giáo dân dúi vào tay vào túi áo tôi lúc trưa mới đến, tôi bàng hoàng nhận ra cha xứ đã làm nhiều chuyện kinh thiên động địa, nói chung là ngài như một lãnh chúa ở vùng này. Tôi tin vào những lá thư và những đơn thưa ấy khi nhìn thấy một điều nhỏ diễn ra trước mắt: đó là hiện tượng giáo dân chỉ đến được nhà thờ bằng một lối nhỏ duy nhất vào đúng giờ “mở cửa”, ngoài ra không ai có thể mon men đến gần nhà xứ.
Sau hai ngày lưu lại, tôi từ biệt ra về với lòng buồn rười rượi khi thấy mình chẳng làm được điều gì cho giáo dân tội nghiệp.
Nghe tôi kể lại mọi việc và thú tội “chẳng làm được việc gì!” đức giám mục chẳng những không nổi giận mà còn cười cười rồi nhẹ nhàng an ủi:
- “Đem an hòa vào nơi tranh chấp”. Thánh Phanxicô đã cầu nguyện như thế!.
Trao tôi cây bút Parker ngài đang dùng:
- Thưởng cho Luca! Đem về mà viết bài giảng!
…
Chẳng cần phải chờ đợi, ngay chiều hôm tôi về đến nhà, Ông Lực lượng đến “xưng tội”. Nhếch mép cười mỉa Ông ta nói như một người rất có tinh thần trách nhiệm:
- Còn rất nhiều giáo sĩ dữ tợn và kiêu căng như vậy hoặc hơn… Họ dắt giáo dân đi ngược chiều Phúc âm. Đúng không?
Tôi chống chế cách yếu ớt:
- Thời buổi… chiến tranh… mọi sự đều... bất ổn…
Không để tôi nói hết, Ông ta chặn liền:
- Đừng xạo! Xưa nay giáo sĩ đều như thế! Làm ngược với những điều chính miệng họ rao giảng. Chúng ta đây chẳng cần gì cám dỗ. Ông không thấy à?
Tôi có cảm giác buồn lo, giống y cái cảm giác lúc trưa khi ngồi trong phòng đức giám mục. Tôi hỏi:
- Ông tỏ cho tôi biết tất cả chuyện này để làm gì?
Ông Lực Lượng cười cách cay độc xong trợn mắt nhìn thẳng vào mặt tôi, gằn giọng:
- Để… nhạo… các ông!... Giả hình!... Dị hợm!...
- …
Những lá thư sau, thầy Hiền có đề cập nhiều điều, trong đó điều làm tôi suy nghĩ nhất là:
Sức người có hạn; mỗi người chỉ nên chuyên một việc; ai ôm đồm nhiều việc cùng lúc chắc chắn sẽ không hoàn tất việc nào. Cha ông từng dạy: “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” (một nghề mà tinh xảo, ắt một đời hiển vinh); “Một nghề thì kín, chín nghề thì hở”...
Linh mục chuyên lo việc phần hồn; nếu chuyên chú chỉ một việc ấy, việc ấy sẽ được hoàn tất mà chính linh mục cũng sẽ lành..
Nhưng linh mục đã “coi xứ”. “Coi xứ” là việc hành chánh –đúng ra đó là việc phần hồn, nhưng từ lâu những việc phần hồn ấy đã bị hành chánh hóa, cơ chế hóa, thủ tục hóa… ví dụ lo cho trẻ em học giáo lý để lãnh nhận các bí tích v.v…-; việc hành chánh (4) khiến chức linh mục trở thành một chức quan nhỏ; đã là nhân viên hành chánh, hơn nữa, đã là một viên quan thì nhiều lúc hoặc vĩnh viễn không thể giữ tác phong của một người hướng đạo tinh thần, của một người chuyên lo việc phần hồn; nói tóm, linh mục không thể giữ “hiền lành và khiêm nhượng trong lòng” như Chúa dạy. Từ đó nảy sinh nhiều chuyện bất ổn, trái khoáy khác không kể xiết.



(1) Mt 11,25-30.
(2) Bắt quân dịch: trước năm 1975, thanh niên tới tuổi 17 hay 18 phải vào quân đội theo lệnh tổng động viên; vì thế, các lực lượng cảnh sát ngày đêm lùng sục khắp nơi để “bắt lính” còn gọi là “bắt quân dịch”. Vì chiến tranh khốc liệt, nên ai đi quân dịch sẽ dễ chết, hoặc khổ vì bị đưa đi thật xa khiến cha mẹ đau xót… cho nên “bắt quân dịch” bị người dân xem là một tai họa cho gia đình.
(3) Vì đức giám mục giáo phận sống rất có tình có tình nghĩa, nên các linh mục thường gọi bằng “Ông già” hàm ý tôn kính ngài như một người cha.
(4) Một khi việc phần hồn bị biến thành việc hành chính, Đạo Mới Chúa Kitô thiết lập đã trở thành Đạo Cũ với quân Pharisêu là hình tượng, từ đó, giáo dân cảm thấy “ách” Chúa không còn êm ái, “gánh” Chúa không còn nhẹ nhàng; vì “hành… là chánh” nên giáo dân thường thở than với nhau: “luật đời gánh đã nặng, luật đạo còn đè nặng thêm”.

 

 

 

 

 

 

 



 Phản hồi     Gửi cho bạn bè     In ra giấy

Các tin khác:
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO - QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 44
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO - QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 43
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO - QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 42
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO - QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 41
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO- QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 40
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO - QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 39 (Phần cuối)
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO - QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 39 (Phần 2)
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO - QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 39 (Phần 1)
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO- QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 38
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO- QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 37
Xem tiếp »

Tìm bài viết theo ngày:
    TÌM KIẾM
    TIN, BÀI & THÔNG BÁO MỚI
 Một chút suy tư trong ngày Thứ Sáu 26.2.2021
 LỜI SỐNG THỨ SÁU 26.02.2021
 LỜI SỐNG THỨ NĂM 25.02.2021
 LỜI SỐNG THỨ TƯ 24.02.2021
 Thánh Nhạc thứ Ba 23/2/2021
 LỜI SỐNG THỨ BA 23.02.2021
 Đáp ca CN II mùa Chay - năm B (28.02.2021)
 Đáp Ca Chúa Nhật I mùa Chay - B (21.02.2021)
 LỜI SỐNG THỨ HAI 22.02.2021
 Hỏi gọn - Đáp nhanh CN 21.02.2021
MỘT CHÚT SUY TƯ
•
2021
NGHE CHUYỆN TU ĐỨC
•
Nghe lời Chúa
•
Nghe nhờ Radio "Giờ của Mẹ"
•
Tâm sự cách sống yêu thương
•
Tâm sự một số vấn đề khác
•
Lần chuỗi Lòng Chúa thương xót
ĐẶC SẢN TNNN
•
Mỗi tháng một vấn đề
•
Tình huống Tin Mừng
•
Mỗi tháng một trải nghiệm
•
Thuật xử thế
•
Hỏi gọn - Đáp nhanh
•
Câu chuyện nội bộ
•
Tin mừng Chúa nhật
•
Câu đối
•
Quan điểm thánh nhạc
ĐÀO SÂU THÁNH CA PHỤNG VỤ
•
Mục vụ thánh nhạc
•
Câu hỏi thánh nhạc
THƯ GIÃN
•
Nhìn ngược vấn đề
•
Câu đối
•
Ảnh niệm
•
Chơi ô chữ, học thánh kinh
•
Lắng đọng tâm hồn
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO
•
Thạch Lệ
•
Quỷ xưng tội

 

 

 

 
    TÌM KIẾM
    TIN, BÀI & THÔNG BÁO MỚI
 Một chút suy tư trong ngày Thứ Sáu 26.2.2021
 LỜI SỐNG THỨ SÁU 26.02.2021
 LỜI SỐNG THỨ NĂM 25.02.2021
 LỜI SỐNG THỨ TƯ 24.02.2021
 Thánh Nhạc thứ Ba 23/2/2021
 LỜI SỐNG THỨ BA 23.02.2021
 Đáp ca CN II mùa Chay - năm B (28.02.2021)
 Đáp Ca Chúa Nhật I mùa Chay - B (21.02.2021)
 LỜI SỐNG THỨ HAI 22.02.2021
 Hỏi gọn - Đáp nhanh CN 21.02.2021
MỘT CHÚT SUY TƯ
•
2021
NGHE CHUYỆN TU ĐỨC
•
Nghe lời Chúa
•
Nghe nhờ Radio "Giờ của Mẹ"
•
Tâm sự cách sống yêu thương
•
Tâm sự một số vấn đề khác
•
Lần chuỗi Lòng Chúa thương xót
ĐẶC SẢN TNNN
•
Mỗi tháng một vấn đề
•
Tình huống Tin Mừng
•
Mỗi tháng một trải nghiệm
•
Thuật xử thế
•
Hỏi gọn - Đáp nhanh
•
Câu chuyện nội bộ
•
Tin mừng Chúa nhật
•
Câu đối
•
Quan điểm thánh nhạc
ĐÀO SÂU THÁNH CA PHỤNG VỤ
•
Mục vụ thánh nhạc
•
Câu hỏi thánh nhạc
THƯ GIÃN
•
Nhìn ngược vấn đề
•
Câu đối
•
Ảnh niệm
•
Chơi ô chữ, học thánh kinh
•
Lắng đọng tâm hồn
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO
•
Thạch Lệ
•
Quỷ xưng tội

 

 

 

 
   Trang chủ   |   Liên hệ - Góp ý   |  Giới thiệu thanhnhacngaynay.vn với bạn bè Lên đầu trang
   Trang chủ
   Liên hệ - Góp ý
   Giới thiệu thanhnhacngaynay.vn với bạn bè
Lên đầu trang
Số lượt truy cập:
29.831.267