Ý LỰC : ĂN NĂN HOÁN CẢI VÀ SINH HOA KẾT TRÁI YÊU THƯƠNG.      CHỦ TRƯƠNG : Đi trong tu đức tin mừng – tuân giữ huấn điều giáo hội – tìm tòi chân tính âm nhạc - tôn tạo bản sắc quê hương.

    • TRANG CHỦ
    • SỐNG KINH MÂN CÔI
    • TNNN BÁO IN
    • PHỤ SAN TNNN
    • TNNN ONLINE
    • TNNN BÁO NÓI HÀNG TUẦN
    • LỜI SỐNG MỖI NGÀY
    • CA ĐOÀN THÁNH THI
    • CÁCH TỔ CHỨC HÁT TCPV
    • TÁC PHẨM TCPV
    • VƯỜN TƯỢNG NSCGVN QUÁ CỐ
    • SÁCH HÁT ĐƠN GIẢN
    • NHỮNG THÁNH LỄ CA ĐOÀN THÁNH THI ĐÃ HÁT
    • THÁNH CA MỚI - CẦN DÙNG
    • TRỮ LIỆU
    • THÁNH NHẠC HẰNG NGÀY
    • THÔNG BÁO MỚI
    • Liên hệ
    • thanhnhacngaynay
    • cadoanthanhthi
    •

     

     

     

    Trường Tiến Dũng
     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

 
• TRANG CHỦ
• SỐNG KINH MÂN CÔI
• TNNN BÁO IN
• PHỤ SAN TNNN
• TNNN ONLINE
• TNNN BÁO NÓI HÀNG TUẦN
• LỜI SỐNG MỖI NGÀY
• CA ĐOÀN THÁNH THI
• CÁCH TỔ CHỨC HÁT TCPV
• TÁC PHẨM TCPV
• VƯỜN TƯỢNG
NSCGVN QUÁ CỐ
• SÁCH HÁT ĐƠN GIẢN
• NHỮNG THÁNH LỄ CA ĐOÀN THÁNH THI ĐÃ HÁT
• THÁNH CA MỚI - CẦN DÙNG
• TRỮ LIỆU
• THÁNH NHẠC HẰNG NGÀY
• THÔNG BÁO MỚI
• Liên hệ
• thanhnhacngaynay
• cadoanthanhthi
•

 

 

 

Trường Tiến Dũng
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO » Quỷ xưng tội

TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO - QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 43
14-01-2018  23:20:23 GMT +7

 TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO



QUỶ XƯNG TỘI




MA VĂN LIÊU




Kỳ 43




Loài người có những mâu thuẫn không thể lý giải.
Một trong những mâu thuẫn ấy là vừa cứng đầu vừa nhẹ dạ, vừa cương ngạnh vừa mềm yếu; tỏ ra cứng lòng tin rồi lại dễ tin như trẻ nít. Ta thường nghe có người luôn cảnh giác với hết mọi người nhưng vẫn bị lừa dễ ợt. Bạn của cha tôi là một ông Chệt (người Tàu) chủ tiệm thuốc Bắc lớn, tinh như cáo già, đến cả vợ con chưa chắc ông đã tin… vậy mà một anh chàng thư sinh “khố rách áo ôm” từ đâu đến và bằng cách nào đó đã chiếm được lòng tin của ông; chẳng lâu la gì, ông Chệt to sầm ấy lần lượt “dâng” cho hắn nhiều tiền, của… và để kết thúc, ông “dâng” nguyên một cô con gái rượu xinh đẹp của mình cho hắn để gia nghiệp sụp đổ tan tành..
Chỉ riêng việc tin-không tin mà cũng còn nhiều mâu thuẫn ví dụ cái đáng tin, người đáng tin thì không được tin, việc giả tạo người giả dối thì được “tin sái cổ” chỉ vì “tốt sơn, tốt gỗ”… Nhưng có lẽ mâu thuẫn “kỳ vĩ” nhất là phần lớn người Công giáo nhầm lẫn về đức tin của mình.

Nói những điều trên để dẫn đến chuyện đức tin của số đông giáo dân là đức tin không thật.
Đức tin không thật à? – Thưa phải! Đúng là đức tin không thật.
Không thật ở chỗ có hình thức mà không có nội dung. Nghĩa là giáo dân chỉ giữ đạo nhà thờ mà không giữ đạo Lời Chúa. Lẽ ra họ phải hiểu rằng tin Chúa là thực hiện mọi điều Chúa dạy thì số đông giáo dân đã hiểu tin Chúa là đi lễ thật siêng, đọc kinh thật nhiều, xin lễ nhiều tiền nhiều lần, sinh hoạt hội đoàn, tham dự phong trào, rước sách, hành hương, dâng cúng, làm từ thiện… Từ cách hiểu sai ấy đã nảy sinh biết bao rối rắm dây chuyền, trí khôn ra mông muội không sao hiểu Lời Chúa và những diễn biến chung quanh, theo đuôi rồi mù quáng đến độ sống ngược lại với cả Phúc âm và v.v…
Sau đây là một mẫu chuyện nhỏ trong đại chủng viện lúc tôi đang theo học.
Trong giờ học tín lý, một đại chủng sinh đứng lên xin phát biểu:
- Thưa cha, cho phép con đặt nghi vấn. Đó là: có thể đức tin của chúng ta ngày nay rất khác với đức tin người Do Thái, hơn nữa, với đức tin của những người ngoại đạo lúc ấy như phụ nữ Samaritana bên bờ giếng Giacóp chẳng hạn? Cũng là tin Đức Chúa Giêsu Kitô, nhưng 2 loại đức tin rất khác nhau.
Cha giáo gõ gõ nhẹ ngón tay trên mặt bàn trong tâm thế có vẻ thú vị; trong khi đó, cả lớp gần 80 thầy bỗng như tỉnh ngủ, cựa mình nhìn về phía phát ra tiếng phát biểu.
Cha giáo mỉm cười hỏi:
- Khác làm sao? Thầy cứ nói tiếp xem nào!
Thầy “Vân đù” -vì cận thị nặng, đi đứng lù đù nên bạn bè đùa giỡn đặt tên như vậy- thưa:
- Thưa cha khác nhau về bản chất và về chiều sâu cạn. Nghĩa là bản chất đức tin ngày hôm nay của chúng ta không phải là bản chất thật của đức tin; từ đó sinh ra nông cạn và nông nỗi.
Cả lớp lao xao, kẻ cười cợt người bàn tán.
Cha giáo thích thú ra mặt. Nhìn cả lớp một lượt xong cha hỏi:
- Thầy nói có cơ sở chứ?
Có vẻ như đã chuẩn bị đâu vào đó, thầy “Vân đù” nghiêm chỉnh trình bày:
- Thưa cha! Con nghĩ rằng nếu đức tin của những người xưa là đức tin vận động, thì đức tin của chúng ta ngày nay là đức tin thụ động; nghĩa là chúng ta tin kiểu bị cuốn đi mà chẳng có chút gì gọi là phấn đấu, lựa chọn… nói trắng ra chúng ta ngày nay tin mà chẳng bỏ ra một “xu” máu, mồ hôi hay nước mắt… nào cả! Tin dễ ợt!
Cha giáo mà còn bật cười thành tiếng.
Một vài thầy khác đứng lên xin phản bác. Nói là phản bác thực ra cũng chỉ giống như người ta lượm đá cuội ném vào xe tăng, vì thói thường trong các lớp học ở đại chủng viện, chẳng ai đối thoại gì với giáo sư thì thôi, hễ có ai lên tiếng thì lập tức nhiều người hùa nhau đến như tranh nói.
Cha giáo chẳng mấy để ý đến những gì khác ngoài những lời phát biểu của thầy “Vân đù”, bằng chứng là ngài cứ chốc chốc lại nhìn cái tay “lù đù vác bảy tám cái lu” kia. Chờ cho có được một khoảnh khắc im ắng nhỏ nhoi, cha giáo nói:
- Thầy nghi ngờ có cơ sở, và cơ sở khá tốt. Tôi đồng ý. Chính vì thế nhiều vấn đề về đức tin cần phải được đặt lại. Thật vậy! Tin Chúa đâu phải chuyện chơi.
...

Câu chuyện còn dài, nhưng cho thấy giáo dân thụ hưởng chiến lợi phẩm của đức tin thời cha ông, hoàn toàn không phải là đức tin tự mình phấn đấu, trả giá mà có được. Chiến lợi phẩm do tiền nhân gần đây nhất là 117 vị thánh và biết bao anh hùng tử đạo thầm lặng khác đã chiến đấu đổ máu. Vì tin Chúa không phải là chuyện dễ. Không phải trả giá sẽ không có đức tin.
Trong đại chủng viện lúc đó có một số thầy chạy theo phong trào Cấp tiến, đêm ngày chẳng chịu lo học hành cứ lo tiếp xúc với những linh mục và những trí thức cấp tiến bên ngoài… sau đó họp bàn, cho ra những tuyên ngôn, tuyên bố, gửi những yêu sách, thỉnh cầu, kiến nghị này nọ lên hết ban giám đốc đại chủng viện, đến các đức giám mục… vì đi đến chỗ quá đà nên cả nhóm hơn mười thầy đều bị đuổi khỏi đại chủng viện. Ngày xách va-ly ra về, nhóm này gặp anh em còn ở lại tuyên bố một câu xanh rờn:
- Các câu ở lại mà hưởng những thành quả của tụi tớ làm nên nhé!
Đó là một kiểu làm linh tinh. Tin Chúa đúng nghĩa không làm những chuyện khờ dại như thế.
Thêm một chuyện nữa.
Thông lệ năm nào cũng vậy, các thầy thần học năm I được ban giám đốc cho tổ chức một buổi hội thảo mang tên: “Chuyện những người lính từ tiền tuyến trở về”. Buổi hội thảo là dịp để các thầy vừa đi giúp xứ (gọi là những người lính) 2 năm trở về bắt đầu nhập học thần học, kể lại chuyện mình đi giúp xứ để làm kinh nghiệm cho các thầy triết học chuẩn bị đi giúp xứ tiếp theo. Sau phần trình bày, các thầy triết học thi nhau đặt câu hỏi.
Suốt buổi hội thảo, tất cả hội trường chỉ xoay tới xoay lui quanh những chuyện vui buồn giữa thầy giúp xứ với cha sở, với bà bếp và với giáo dân, thậm chí nêu lên những mánh khóe đối phó với cha sở và những người vừa kể… Thật là vô bổ! Lẽ ra phải trao nhau những kinh nghiệm sống đức tin, làm chứng niềm tin vào Chúa trong cuộc sống…
Đó cũng là một kiểu linh tinh khác. Tin Chúa thật sự sẽ thấy rõ việc gì cần làm việc gì không. Việc cần làm là hết mình lo thực thi Lời Chúa.
Tôi chỉ kể vài điển hình của người có đức tin không thật.
Kẻ tin thật vừa không rảnh rỗi, vừa phải trả giá đắt cho niềm tin của mình. Ví dụ vì tin vào Lời Chúa dạy nên thực thi sự hiền lành; vì hiền lành là lội ngược dòng với thế tục nên bị dập vùi; vì bị dập vùi nên thua thiệt, bị hàm oan, bị đau đớn; dẫu thế vẫn kiên gan làm theo Lời Chúa. Đó là tin Chúa. Đó là đức tin có thật. Ngược lại, người giữ đạo hình thức luôn xuôi dòng với thế tục (có khi còn ở trong một phe nhóm như thế tục vẫn làm) bình ổn, trơn tru, may mắn và an lành… Tin như thế thật dễ! Ai mà không tin được! Tin như thế không trả giá gì! Nhưng đó không phải là tin Chúa. Tin Chúa sao có thể dễ đến như vậy! Không! Tin Chúa phải khó nhọc, nhục tủi và gian truân.
Nguy hơn! Ma quỷ khôn ngoan dụ dẫn, đưa dắt và ru ngủ người ta đi vào con đường tin Chúa hình thức: con đường tin Chúa lót hoa trải thảm, trơn tru, êm ái, dễ chịu, vinh sang… ngay từ trong chủng viện, để sau này các chủng sinh cũng sẽ dắt theo bao nhiêu giáo dân cùng đi con đường dễ dãi đó.

Trong khi kể lại câu chuyện quỷ xưng tội, cha Luca tự thuật chuyện riêng đời mình:
Đang ở một giáo xứ nhỏ vùng ngoại ô sau khi chịu chức linh mục được 5 năm, một đêm kia tôi bị đánh thức tầm 1 giờ sáng để “đi kẻ liệt” tức đi giải tội, trao Mình Chúa và xức dầu cho bệnh nhân hấp hối.
Khi đến nơi tôi làm các phép bí tích một cách qua quýt cho mau để về còn ngủ tiếp; mai là một ngày nhiều việc. Về đến nhà tôi phóng vô giường chìm ngay vào một giấc ngủ sâu.
…
Đang ngủ say, tôi nghe tiếng đập cửa và nói:
- Ông cố ơi! Tôi mất linh hồn rồi!
Tôi giật mình nhưng cứ tưởng mình nằm mơ.
Tiếng đập cửa kèm theo tiếng nói lặp lại với âm thanh vừa như ở gần vừa như từ xa vọng lại;
- Ông cố ơi! Tôi mất linh hồn rồi!
Theo phản xạ tôi vừa vùng dậy tốc mùng xỏ chân vào dép vừa hỏi:
- Ai đó? Ai kêu…
Nhưng mới chỉ vừa hỏi tới đó tôi đã kịp định thần với câu nói đầy ấn tượng: “tôi mất linh hồn rồi!”. Tôi khựng lại. Cùng lúc, tiếng đập cửa và tiếng nói lại oang oang lần nữa:
- Tôi là Ba Nhơn! Tôi mất linh hồn rồi! Tôi mất linh hồn rồi ông biết không?
Nghe đến đây tôi rút hai chân lên giường thụt lui chui nhanh vào trong mùng, tim đập mạnh và người bắt đầu run… trí óc dần nhớ ra mình vừa “đi kẻ liệt” cho một người đàn ông tên Ba Nhơn.
Tôi không dám lên tiếng nữa mà chỉ biết ngồi thu lu một góc. Tôi run đến nỗi giường chiếu mùng mền đều như run theo bần bật.
Tiếng nói bắt đầu đổi sang giọng kể lể xen lẫn tiếng khóc nức nở:
- Tại tôi hết! Hm. Hm. Hm… Tôi đọc kinh xem lễ mà vẫn chạy theo bùa phép. Tôi tin Chúa mà làm theo ma quỷ. Hm. Hm. Hm… Tại tôi hết! Hm. Hm. Hm… Tôi đọc kinh xem lễ mà vẫn chạy theo bùa phép. Hm. Hm. Hm… Tôi tin Chúa mà làm theo ma quỷ. Tại tôi hết! Hm. Hm. Hm… Tôi đọc kinh xem lễ mà vẫn chạy theo bùa phép. Tôi tin Chúa mà làm theo ma quỷ… Hm. Hm. Hm…
Ba Nhơn cứ lặp đi lặp lại tới lui những câu ấy. Sau đó có vẻ như ông ta bị ai đưa đi, nên tiếng nói nhỏ lại và xa dần.
Tôi cứ ngồi ở góc mùng cho tới sáng, giáo dân phải đến dẫn tôi qua nhà thờ dâng thánh lễ.
Tôi sợ đến nỗi từ hôm đó, đêm không dám ngủ một mình suốt một thời gian dài.
Dẫu sợ, nhưng tôi thấy mình đã học được một bài học quý giá về đức tin. Đó là có hai cách tin: tin bằng hành động và tin bằng hình thức. Nếu ai tin bằng hành động thì sẽ không hình thức; nếu ai tin bằng hình thức thì sẽ không hành động. Tin bằng hành động là làm theo Lời Chúa dạy. Tin bằng hình thức là chỉ đọc kinh xem lễ… rồi hết.

Cha Luca truyền lại cho tôi bài học đó, tôi sống theo và hai năm giúp xứ của tôi là hai năm đầy sóng gió gian truân nhiều lúc tưởng chừng bị gãy đổ. Trở về đại chủng viện, bằng cái nhìn ấy, tôi nhận ra ngay trong nơi đào tạo linh mục rõ ràng có hai loại đức tin, một là đức tin thật và hai là đức tin không thật. Đức tin thật là thực hành Lời Chúa để rồi phải trả giá đắt bằng mọi đau khổ; đức tin không thật là không thực hành Lời Chúa -chỉ sống hình thức- để rồi an nhàn, thảnh thơi trôi theo thói đời và ngày càng bị chính hình thức cuốn trôi. Thú thực, trong những năm học ở đây, tôi không tìm ra được ai tin Chúa thật. Cũng phải! Vì người có đức tin thật thì thầm lặng và kín tiếng, khó lòng nhận ra họ.
Người Công giáo thì đông, nhà thờ lúc nào cũng tấp nập, hội đoàn hoạt động luôn rôm rả, nhưng ít người có đức tin thật, vì đời sống của những người có đức tin thật thì lặng lẽ, không ồn ào, không gây chú ý cho ai và không hấp dẫn ai, đã vậy có khi họ còn là những người bị lên án, bị rẻ rúng và vu khống… thậm chí có khi còn bị loại trừ.
Ma quỷ đã thành công trong việc kéo lôi người Công giáo đi theo hướng hình thức để tránh xa đức tin thật, rồi sau cùng sẽ rơi vào quỹ đạo của chúng.
Tôi có thử đề cập như vậy với hai người bạn cùng lớp, nhưng một người nghe xong thì ậm ừ cho qua, người kia thì quyết liệt phản bác quan điểm của tôi với lý do rất buồn cười là: “chả lẽ đông người đi con đường ấy mà lại là sai quấy hay sao?

Xin hãy nghe cha Luca kể tiếp một câu chuyện nữa.
Có một lần Ông Lực lượng hỏi tôi:
- Ông có chắc giáo dân của ông thật sự tin Chúa không?
Vì câu hỏi rơi vào đúng vấn đề tôi trăn trở từ lâu, nên tôi hiểu ngay cụm từ “tin Chúa” hàm nghĩa gì. Nhưng tôi nhanh trí quyết chộp lấy cơ hội này để học hỏi. Tôi giả vờ đáp:
- Nếu không tin Chúa, họ đi lễ ì xèo làm chi? Họ đọc kinh um sùm làm gì? Và nếu không tin Chúa thì miệng họ đâu thể lúc nào cũng lấy danh Chúa và kêu cầu danh kêu tên Chúa?
Ông Lực lượng quét cặp mắt sắc như dao cạo trên người tôi. Tôi nghĩ: loài người ai mà có cặp mắt như thế ấy là người rất… rất…thông minh. Tôi tự nhủ: không được coi thường!
Ông ta nhún vai nói:
- Đó là tin… sao?
Tuy vậy tôi vẫn hơi có chút bất ngờ. Nhưng đã có ý thăm dò, nên tôi tiếp tục đẩy đưa câu chuyện trong sự vu vơ và ám chỉ, tuyệt nhiên không để lộ điều gì mình biết:
- Chắc Chúa cũng nhân từ chấp nhận.
Ông Lực lượng nói ngay:
- Không đâu! Những người ấy sớm muộn gì cũng thuộc về Chúng ta.
Tôi vui mừng nghĩ: Phải vậy chứ! Ma quỷ thì ma quỷ! Phải có lúc thua trí con người! Ông ta rơi vào bẫy của tôi. Tôi làm bộ không chịu:
- Chúa rất nhân lành, thợ đến muộn cũng được trả công 1 đồng như thợ đến sớm.(1)
Ông Lực lượng lại rơi vào bẫy lần nữa khi Ông cười gằn đắc thắng:
- Ông lão gàn dở khó ưa! Đến giờ chết những người không tin Chúa thật sẽ cảm thấy điều gì biết không?... Họ cảm thấy thua đến trắng tay. Thế là nuối tiếc! Thế là thất vọng! Thế là họ chỉ còn biết lao theo Chúng ta. Hm… hm… hm…
Cha Luca giải thích cho tôi hiểu rằng, trong câu chuyện của cha với Ông Lực lượng, cha muốn tìm biết điều cha suy nghĩ có đúng hay không.
Một là: toàn thể người Công giáo được chia làm 2 loại, loại tin Chúa thật và loại tin Chúa không thật.
Hai là: số phận của những người tin Chúa không thật mai này khi chết sẽ ra sao?
Nhưng nếu hỏi thẳng, đời nào Ông Lực lượng nói thật. Cha Luca phải dùng mưu mẹo để khai thác Ông ấy, và cha đã thành công.
Tôi nghĩ trong Ngày Chung thẩm, thiên thần chia đôi nhân loại ra làm hai.
- Những người tin Chúa thật ở một bên, vì họ thực thi Lời Chúa:“khi Ta đói các con cho Ta ăn…” và những người không tin Chúa thật sẽ ở một bên: “vì khi Ta đói các người không cho Ta ăn…” (2)
- Những người tin Chúa không thật và những kẻ không có đức tin ở một bên là vì họ không tin Chúa hoặc tin bằng miệng lưỡi “Lạy chúa! Lạy Chúa…” (3)
Bất giác tôi nhớ lại Lời Chúa phán:
- Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất này nữa chăng?” (4)
Câu nói thật ý nghĩa và thấu thị! Chúa nhìn thấy trước nên ngao ngán phán như vậy.
Tôi quyết tâm, sẽ tìm mọi cách cho bằng được, đứng vào số những người tin Chúa thật.




(1) Mt 20,1-16.
(2) Mt 25,35-36.
(3) Mt 7,21. 

(4) Lc 18,8.

 

 

 

 

 

 


 Phản hồi     Gửi cho bạn bè     In ra giấy

Các tin khác:
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO - QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 42
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO - QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 41
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO- QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 40
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO - QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 39 (Phần cuối)
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO - QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 39 (Phần 2)
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO - QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 39 (Phần 1)
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO- QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 38
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO- QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 37
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO- QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 36
 
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO- QUỶ XƯNG TỘI Kỳ 35
Xem tiếp »

Tìm bài viết theo ngày:
    TÌM KIẾM
    TIN, BÀI & THÔNG BÁO MỚI
 Một chút suy tư trong ngày Thứ Sáu 26.2.2021
 LỜI SỐNG THỨ SÁU 26.02.2021
 LỜI SỐNG THỨ NĂM 25.02.2021
 LỜI SỐNG THỨ TƯ 24.02.2021
 Thánh Nhạc thứ Ba 23/2/2021
 LỜI SỐNG THỨ BA 23.02.2021
 Đáp ca CN II mùa Chay - năm B (28.02.2021)
 Đáp Ca Chúa Nhật I mùa Chay - B (21.02.2021)
 LỜI SỐNG THỨ HAI 22.02.2021
 Hỏi gọn - Đáp nhanh CN 21.02.2021
MỘT CHÚT SUY TƯ
•
2021
NGHE CHUYỆN TU ĐỨC
•
Nghe lời Chúa
•
Nghe nhờ Radio "Giờ của Mẹ"
•
Tâm sự cách sống yêu thương
•
Tâm sự một số vấn đề khác
•
Lần chuỗi Lòng Chúa thương xót
ĐẶC SẢN TNNN
•
Mỗi tháng một vấn đề
•
Tình huống Tin Mừng
•
Mỗi tháng một trải nghiệm
•
Thuật xử thế
•
Hỏi gọn - Đáp nhanh
•
Câu chuyện nội bộ
•
Tin mừng Chúa nhật
•
Câu đối
•
Quan điểm thánh nhạc
ĐÀO SÂU THÁNH CA PHỤNG VỤ
•
Mục vụ thánh nhạc
•
Câu hỏi thánh nhạc
THƯ GIÃN
•
Nhìn ngược vấn đề
•
Câu đối
•
Ảnh niệm
•
Chơi ô chữ, học thánh kinh
•
Lắng đọng tâm hồn
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO
•
Thạch Lệ
•
Quỷ xưng tội

 

 

 

 
    TÌM KIẾM
    TIN, BÀI & THÔNG BÁO MỚI
 Một chút suy tư trong ngày Thứ Sáu 26.2.2021
 LỜI SỐNG THỨ SÁU 26.02.2021
 LỜI SỐNG THỨ NĂM 25.02.2021
 LỜI SỐNG THỨ TƯ 24.02.2021
 Thánh Nhạc thứ Ba 23/2/2021
 LỜI SỐNG THỨ BA 23.02.2021
 Đáp ca CN II mùa Chay - năm B (28.02.2021)
 Đáp Ca Chúa Nhật I mùa Chay - B (21.02.2021)
 LỜI SỐNG THỨ HAI 22.02.2021
 Hỏi gọn - Đáp nhanh CN 21.02.2021
MỘT CHÚT SUY TƯ
•
2021
NGHE CHUYỆN TU ĐỨC
•
Nghe lời Chúa
•
Nghe nhờ Radio "Giờ của Mẹ"
•
Tâm sự cách sống yêu thương
•
Tâm sự một số vấn đề khác
•
Lần chuỗi Lòng Chúa thương xót
ĐẶC SẢN TNNN
•
Mỗi tháng một vấn đề
•
Tình huống Tin Mừng
•
Mỗi tháng một trải nghiệm
•
Thuật xử thế
•
Hỏi gọn - Đáp nhanh
•
Câu chuyện nội bộ
•
Tin mừng Chúa nhật
•
Câu đối
•
Quan điểm thánh nhạc
ĐÀO SÂU THÁNH CA PHỤNG VỤ
•
Mục vụ thánh nhạc
•
Câu hỏi thánh nhạc
THƯ GIÃN
•
Nhìn ngược vấn đề
•
Câu đối
•
Ảnh niệm
•
Chơi ô chữ, học thánh kinh
•
Lắng đọng tâm hồn
TIỂU THUYẾT CÔNG GIÁO
•
Thạch Lệ
•
Quỷ xưng tội

 

 

 

 
   Trang chủ   |   Liên hệ - Góp ý   |  Giới thiệu thanhnhacngaynay.vn với bạn bè Lên đầu trang
   Trang chủ
   Liên hệ - Góp ý
   Giới thiệu thanhnhacngaynay.vn với bạn bè
Lên đầu trang
Số lượt truy cập:
29.831.569