1.Ngày nay người lớn kẻ nhỏ, hầu hết đều sinh tật xấu: hứa lèo hứa cuội, thất tín, bội hứa vong thề… đến độ ta có thể nói ngược lại với câu “nhất nặc thiên kim” rằng: ngàn lời hứa giá trị không bằng một cọng rác dơ bẩn. Thời buổi hôm nay là thời buổi “hứa lèo” (thất hứa như cuội). Ai giữ đúng lời hứa còn bị cho là người dại.
2.Tệ hơn, nhiều người còn nghỉ lệch lạc rằng, thất hứa là cung cách của những người làm ăn hiện đại… vì mọi người đều làm như vậy, cho nên “không thất hứa người ta khinh cho”.
3.Tệ hơn, thất hứa xong thì không có lấy một lời xin lỗi, không có lấy một lời giải thích… dù biết rất rõ rằng sự thất hức của mình khiến người bị hứa rất khổ sở, đứng ngồi không yên, ăn ngủ không yêu vì chờ đọi.
Như vậy Ban Biên tập chúng ta có nên theo thói thất hứa xấu xa đó hay không?
Nương dòng suy nghĩ trên ta lạm bàn chuyện thánh nhạc bằng kể những chuyện đã xảy ra trong khoảng thời gian từ ngày thành lập nhóm Thánh Nhạc Ngày Nay đến nay, hoặc những câu chuyện liên quan.
CHUYỆN NAY. Một lời hứa nhỏ.
Khoảng cuối năm 1992, BBT (3 chữ viết tắt, như đã nói, tạm chỉ để tránh nêu đích danh một người trong Thánh Nhạc Ngày Nay) với sự ủy quyền của linh mục nhạc sư Tiến Dũng, tái thành lập trường Suối Nhạc (1) –tái lập dần dần dưới tên gọi “Các lớp nhạc Tân Định”- BBT kể cho lmns. Thiên Ý (2) ý định và sự mong muốn “mở trường Suối Nhạc tại khuông viên nhà xứ Tân Định” của mình. Vào thời gian này, cái dự định “mở trường nhạc” đã vậy còn gọi bằng một cái tên “Các lớp nhạc…” không gây ấn tượng cho ai nếu không nói là ai nghe cũng cảm thấy đó là một việc làm hết sức chuyện viễn vông.
Lmns. Thiên Ý, sau khi nghe BBT nói dự định của mình, hỏi:
-Điều gì khiến thầy nghĩ ra dự định “mở trường Suối Nhạc” vậy?
BBT trả lời:
-Do biết cha Tiến Dũng canh cánh ước mong mở lại trường…
Thấy chưa đủ thuyết phục, BBT bổ túc:
-…nhưng còn do thầy Long, một tu sĩ dòng Tên, bảo: “có một tổ chức muốn đầu tư cho việc dạy học thánh nhạc của anh thêm bề thế hơn…”; vậy nên sẵn tiện. con mở lại trường Suối Nhạc giúp cha Tiến Dũng…
Lmns. Thiên Ý có vẻ không hứng thú lắn, nói sang chuyện khác. Đến đầu giờ chiều khi BBT rời nhà xứ Phú Lợi để ra về, lmns. Thiên Ý theo ra đường, khi bắt tay tiễn biệt, ngài nói:
-Việc thầy nói vào buổi sáng, để từ từ xem tôi có giúp được gì không?
Ra về, BBT quên ngay lời hứa “nhẹ hều” ấy, vì nghĩ rằng lmns. Thiên Ý ở giáo xứ Phú Lợi giáo phận Phú Cường tỉnh Bình Dương, không liên quan gì đến cha sở họ đạo Tân Định giáo phận Sài Gòn.
Gần 2 tuần sau, lmns. Thiên Ý nhắn BBT đến cho ngài gặp.
Khi BBT đến, lmns. Thiên Ý thông báo:
-Xem lúc nào tiện, thầy đến cha Phan Văn Thăm, cha sở Tân Định, trình bày đề án mở “Các lớp nhạc Tân Định”. Gần hết cả một buổi chiều ngồi ở bãi biển Bãi Dâu - Vũng Tàu, tôi đã giải thích và thuyết phục được cha sở Tân Định để ngài đồng ý cho thầy mở lại trường Suối Nhạc của cha Tiến Dũng.
Vì thấy địa điểm Tân Định vượt sức mong muốn của mình lại vừa nghĩ cha Thiên Ý chẳng liên quan gì đến ông chủ của địa điểm ấy là cha sở ở đó, cho nên BBT đã quên chuyện ấy hẳn… Giờ đây giật mình vì ngỡ ngàng.
Cuối dùng trường Suối Nhạc đã mở lại với danh hiệu “Các Lớo Nhạc Tân Định”, dù nay đã không còn. (3)
Thật là lời hứa nhỏ mà việc thực hiện lớn. Quả đúng là “nhất nặc thiên kim”! Một tiếng “ừ” đáng giá ngàn vàng.
(còn tiếp)
(1)Trường Suối Nhạc mở lại 1993 đến 1995 bị bức ép đổi tên là Trung tâm Thánh nhạc Toàn quốc. Sau 2 năm, Trung tâm Thánh nhạc Toàn quốc củng đóng cửa. Suối Nhạc, trường nhạc Công giáo Việt Nam do cố lm. nhạc sư Tiến Dũng, cố linh mục nhạc sĩ Hoàng Kim, cố lm. Bùi Văn Nho và lmns. Gioan Minh (hiện là chánh xứ Hiển Linh, gp. TpHCM) thành lập năm 1968, đóng cửa năm 1975… không phải trường Suối Nhạc hiện nay.
(2)Thiên Ý là bút danh nhạc sĩ của cố linh mục GB. Lê Quang Đức (1934-2009);cố linh mục GB, Lê Quang Đức, cựu chánh xứ Phú Lợi giáo phận Phú Cường, cựu linh hướng Thánh Nhạc Ngày Nay từ năm 1993 đến năm 2009)).