Nước Tề có họ Quốc là đại phú. Nước Tống có họ Hướng là bần nhân. Họ Hướng đến học cách làm giàu của họ Quốc. Họ Quốc nói:
- Tôi giỏi về nghề trộm. Trộm năm đầu thì đủ ăn, đến năm thứ hai thì giàu có, năm thứ ba thì đại phú. Nhờ của cải dư thừa tôi mới giúp được người nghèo khổ.
Họ Hướng nghe vậy mừng lắm, liền về làm nghề trộm cắp. Ngày nào họ Hướng cũng rình mò chực đục tường khoét vách nhà người ta… chẳng may một hôm bị bắt, bị tù và bị tịch biên gia sản ít ỏi. Họ Hướng rất đau khổ. Ra tù, ông đến gặp họ Quốc trách hận. Họ Quốc hỏi:
- Ông ăn trộm thế nào? Nói tôi nghe.
Họ Hướng thuật lại việc làm của mình. Họ Quốc nghe xong giảng giải:
- Trời có bốn mùa, đất có vật sản. Nhờ đó mà ruộng vườn màu mỡ tốt tươi, tôi thu hoạch nó chất thành kho đụn. Lại nữa, ở trên bộ tôi ăn trộm cầm thú, ở dưới nước tôi ăn trộm cá tôm đều là sản vật của Trời Đất, nào phải của riêng ai! Tôi ăn trộm của Trời Đất không bị tai vạ, ông ăn trộm tài sản của tư nhân tất nhiên phải mắc tội, còn trách ai được!
Họ Hướng nghe xong lòng vẫn nghi hoặc, liền tìm tới một tiên sinh để thỉnh giáo. Vị tiên sinh kia cũng giảng giải đúng như họ Quốc
Chuyện trên gợi vài ý: - mọi sự ta có đều là của Chúa – nên không thể tự phụ - mà chỉ phải tôn vinh Chúa liên lỉ suốt đời.
Không có gì là của ta thật! Vì như sức khỏe, thứ ở ngay trong người, ta còn chưa làm chủ được nó. Còn trẻ biết vậy thôi, càng già càng thấm thía, lúc sắp chết ta mới run sợ do thấy mình hoàn toàn nằm trong tay Chúa.
Lại càng không thể tự phụ khi thấy mình chỉ là kẻ trộm đối với Chúa (ẩn dụ đồi Can-vê), người thì “trộm lành” (biết mình trộm và khiêm tốn lụy thuộc Chúa), kẻ thì “trộm dữ” (tự phụ và phủ nhận Chúa).
Vì không tôn vinh Chúa, nên đến giờ chết, “trộm dữ” thường tuyệt vọng và cay đắng nói lời sau cùng như “Acta est fabula!” (hết chuyện! – hoàng đế Rona, Cæsar Augustus, kêu lên khi thở hắt ra hơi thở cuối cùng)… trong khi, vì tôn vinh Chúa liên lỉ suốt đời, nên lúc này “trộm lành” có thể sẽ thanh thản thưa cùng Chúa: "Chúng con là đầy tớ vô dụng, vì chúng con đã làm điều chúng con phải làm" (Lc 17,10).
NK
Dù giàu có và quyền lực bao nhiêu đi nữa, nhưng nếu không sống hôm nay, thì bạn không cảm nhận được giá trị của cuộc đời. Mint (Dịch từ Ellentrousdale)
Chuyện xưa kể rằng, có một vị vua ngày đêm lo lắng về sự an nguy cho vương quốc của mình, về kho báu và đặc biệt về ngai vàng của mình. Ông không tìm thấy bình an trong cuộc sống; các vị quan trở thành mối nghi ngờ, và tương lai trở thành nỗi ám ảnh sợ hãi cho ông.
Từ chốn cung điện nhìn xuống đám dân nghèo, ông cảm thấy thèm muốn được như họ, vì ở họ, toát lên sự đơn sơ, chất phác và không một chút lo lắng cho tương lai. Quá tò mò về lối sống của dân nghèo, vua quyết định hóa trang thành người ăn mày để tìm hiểu nguyên nhân nào đã làm cho những dân nghèo được bình an như vậy.
Ngày kia, vua giả dạng người ăn mày gõ cửa nhà một người nghèo để xin ăn. Người nghèo mời vua giả ăn mày vào nhà và cùng chia sẻ một ổ bánh mì với thái độ hạnh phúc và yêu đời. Vua giả ăn mày hỏi:
- Điều gì đã làm ông hạnh phúc như vậy?
Người nghèo đáp:
- Tôi có một ngày rất tốt. Tôi sửa giày và kiếm đủ tiền để mua ổ bánh cho buổi tối nay.
Vua giả ăn mày hỏi tiếp:
- Chuyện gì sẽ xảy ra, nếu ngày mai ông không kiếm đủ tiền mua bánh mì?
Người nghèo là thợ sửa giày đáp:
- Tôi có niềm tin vào mỗi ngày. Ngày từng ngày, mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp.
Sau khi trở về cung điện, suy gẫm… để thử niềm tin của người thợ giày, vua ra lệnh cấm mọi người hành nghề sửa giày dép trong vương quốc. Khi biết có luật mới, người thợ sửa giày nhủ thầm: "Ngày từng ngày, mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp". Ngay lập tức thấy một vài phụ nữ đang gánh nước bỏ nghề để ra chợ bán rau, người thợ giày xin được gánh nước thuê thay họ. Và hôm đó, ông kiếm đủ tiền để mua bánh mì cho buổi tối.
Trời tối, vua lại giả dạng người ăn mày, tới gõ cửa người thợ sửa giày gánh nước thuê. Người thợ sửa giày gánh nước thuê vẫn giữ thái độ ung dung, hạnh phúc chia sẻ ổ bánh mì của mình với vua giả ăn mày.
Hôm sau, vua ra lệnh cấm không cho phép hành nghề gánh nước thuê trong toàn vương quốc. Và cứ như thế, người thợ sửa giày gánh nước thuê liền thay đổi nghề lần nữa… cứ thế và cứ thế… nhưng nơi ông vẫn luôn có sự bình an và tin tưởng vào cách sống từng ngày của mình. Còn vua, vua vẫn không thể nào hiểu nổi sự bình an và niềm tin của người thợ sửa giày gánh nước thuê. Mỗi lần bị cấm hành nghề này, ông ta vẫn thản nhiên tin rằng "ngày từng ngày, mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp" và đi tìm nghề khác.
Vì quá tò mò trước cách sống của người thợ sửa giày gánh nước thuê, đức vua ra lệnh và dàn xếp để ông ta trở thành lính vệ cho triều đình ở ngay trong cung điện. Thật đáng thương! Người thợ sửa giày gánh nước thuê ngày nào làm lính vệ nhưng không được phát lương hằng ngày như những người lính khác, mà phải đợi hết tháng ông ta mới được nhận thù lao. Không sao cả! Người thợ sửa giày gánh nước thuê đang làm lính vệ ấy nhanh chóng quyết định bán thanh gươm –vũ khí duy nhất được trang bị đeo bên hông cho một người lính vệ- và thế là ông có đủ tiền để mua bánh mì cho một tháng; tối đến, ông vẫn có bánh mì và vẫn hạnh phúc.
Đức vua lại giả dạng hành khất tới thăm ông và hỏi:
- Hôm nay ông làm nghề gì mà kiếm tiền mua bánh mì?
Người thợ sửa giày gánh nước thuê đang làm lính vệ cho vua vui vẻ đáp:
- Tôi được làm lính vệ cho đức vua.
Vừa bẻ ổ bánh mì ra làm đôi, đưa nửa ổ cho vua giả ăn mày, giữ lại nửa ổ cho mình… ông hồn nhiên tuôn ra:
- Làm lính nhưng nhận lương vào cuối tháng, nên tôi đã bán thanh gươm thật, mang thanh gươm giả và thế là đủ tiền để mua bánh mì cho một tháng và... có cái mà chia cho ông đây... Ôi! Có sao đâu! Sau khi lãnh được lương tháng, tôi sẽ chuộc lại thanh gươm thật và thế là tôi sẽ dần có một cuộc sống tốt hơn thôi! Nói cho ông mừng với tôi. Hiện nay tôi đang dùng thanh gươm bằng gỗ. Ai mà biết! Ha, ha, ha…
Nhà vua giả dạng hành khất, quá đỗi bất ngờ, hỏi tiếp:
- Nhưng nếu ông phải sử dụng tới gươm vào ngày mai thì sao?
Người thợ sửa giày gánh nước thuê vẫn thản nhiên:
- Ngày từng ngày, mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp.
Quả thật, hôm sau người ta bắt được một tên trộm và kết án xử chém. Vua yêu cầu người thợ sửa giày gánh nước thuê trong trang phục vệ binh phải thi hành án, vì nhà vua biết rằng, với thanh kiếm gỗ, anh thợ sửa giày gánh nước thuê làm lính vệ này sẽ không thể thực hiện được nhiệm vụ, và như vậy để xem niềm tin vào cuộc sống “từng ngày” của ông có thể giúp được gì cho ông ta hay không?
Tên tử tội quỳ xuống chân người thợ sửa giày gánh nước thuê làm lính vệ và van xin được tha mạng vì còn vợ và những đứa con nhỏ nheo nhóc đói rách... Người thợ sửa giày gánh nước thuê trong trang phục vệ binh oai phong của nhà vua nhìn đám đông xung quanh và hô lớn:
- Lạy Đấng Tối Cao! Nếu người sắp bị hành quyết này là người có tội, thì xin cho con được phép thi hành án lệnh nghiêm minh của đức vua tôn quý. Còn nếu như anh ta vô tội, xin hãy biến thanh gươm sắt con đang mang bên mình đây mau chóng trở thành gươm gỗ...
Dức lời, người thợ sửa giày gánh nước thuê làm vệ binh cho đức vua rút kiếm ra khỏi vỏ… và quả thực, mọi người đều thấy: thanh gươm bằng sắt đã biến thành thanh gươm gỗ... Đám đông đồng thanh reo lên:
- Phép lạ! Phép lạ!... Vạn tuế Đức Vua! Vạn tuế Đức Vua!
Nhà vua liền truyền lệnh cởi trói tha cho người bị xử tội ăn trộm, đồng thời, tiến đến người thợ sửa giày gánh nước thuê làm lính vệ, thú nhận rằng:
- Trẫm chính là người ăn mày mỗi tối ăn nửa ổ bánh mì ngươi chia cho ngay tại nhà ngươi. Từ nay trở đi, trẫm muốn ngươi làm bạn quý và làm quân sư đáng tin cậy của trẫm. Ngươi hãy dạy cho trẫm cách sống lạc quan và bình an "ngày từng ngày, mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp".
"Ngày từng ngày, mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp". cuộc sống chỉ thực sự tồn tại trong hiện tại, mà không hề ở trong quá khứ hay trong tương lai.
Sống hôm nay, sống cho giây phút hiện tại, ta sẽ hạnh phúc. Chữ "present" (tiếng Anh) vừa có nghĩa “hiện tại” vừa có nghĩa "quà tặng". Đúng! Hiện tại là quà tặng của Chúa. Ai không sống trong hiện tại là tự mình khước từ quà tặng của Chúa. Chúa Kitô dạy: “Đừng lo lắng về ngày mai, ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy” (Mt 6,34).
Nhưng, đừng lo ngày mai để làm gì? Để hưởng thụ chăng? Để biếng nhác chăng? - Thưa để…
“Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho”. (Mt 6,33).
Vấn nạn: Thế giới ngày càng có nhiều sự giả trá, vì chính con người trong thế giới ngày càng có nhiều kẻ giả dối ngay trong đạo giới. Trước thực trạng này, tôi sẽ tìm kiếm sự chân chính ở nơi đâu? (Một giáo dân nghèo).
Trao đổi
- Chỉ tin Lời Chúa trong Tin Mừng.
- Khi gặp chuyện phân vân, ngờ vực… không thể phân tỏ, không biết hỏi ai, dựa vào ai… hãy dựa vào Tin Mừng mà phân định thực hư.
- Đừng nghe và tin ai nếu người đó không “nói đúng và sống đúng” Lời Chúa trong Tin Mừng.
Đương đạo LINH MAI LINH
Vấn nạn: Thế giới ngày càng có nhiều sự giả trá, vì chính con người trong thế giới ngày càng có nhiều kẻ giả dối ngay trong đạo giới. Trước thực trạng này, tôi sẽ tìm kiếm sự chân chính ở nơi đâu? (Một giáo dân nghèo).
Trao đổi
-Chỉ tin Lời Chúa trong Tin Mừng.
-Khi gặp chuyện phân vân, ngờ vực… không thể phân tỏ, không biết hỏi ai, dựa vào ai… hãy dựa vào Tin Mừng mà phân định thực hư.
-Đừng nghe và tin ai nếu người đó không “nói đúng và sống đúng” Lời Chúa trong Tin Mừng.
SỐNG ĐỜI TÍN HỮU
Nước Tề có họ Quốc là đại phú. Nước Tống có họ Hướng là bần nhân. Họ Hướng đến học cách làm giàu của họ Quốc. Họ Quốc nói:
- Tôi giỏi về nghề trộm. Trộm năm đầu thì đủ ăn, đến năm thứ hai thì giàu có, năm thứ ba thì đại phú. Nhờ của cải dư thừa tôi mới giúp được người nghèo khổ.
Họ Hướng nghe vậy mừng lắm, liền về làm nghề trộm cắp. Ngày nào họ Hướng cũng rình mò chực đục tường khoét vách nhà người ta… chẳng may một hôm bị bắt, bị tù và bị tịch biên gia sản ít ỏi. Họ Hướng rất đau khổ. Ra tù, ông đến gặp họ Quốc trách hận. Họ Quốc hỏi:
- Ông ăn trộm thế nào? Nói tôi nghe.
Họ Hướng thuật lại việc làm của mình. Họ Quốc nghe xong giảng giải:
- Trời có bốn mùa, đất có vật sản. Nhờ đó mà ruộng vườn màu mỡ tốt tươi, tôi thu hoạch nó chất thành kho đụn. Lại nữa, ở trên bộ tôi ăn trộm cầm thú, ở dưới nước tôi ăn trộm cá tôm đều là sản vật của Trời Đất, nào phải của riêng ai! Tôi ăn trộm của Trời Đất không bị tai vạ, ông ăn trộm tài sản của tư nhân tất nhiên phải mắc tội, còn trách ai được!
Họ Hướng nghe xong lòng vẫn nghi hoặc, liền tìm tới một tiên sinh để thỉnh giáo. Vị tiên sinh kia cũng giảng giải đúng như họ Quốc
Chuyện trên gợi vài ý: - mọi sự ta có đều là của Chúa – nên không thể tự phụ - mà chỉ phải tôn vinh Chúa liên lỉ suốt đời.
Không có gì là của ta thật! Vì như sức khỏe, thứ ở ngay trong người, ta còn chưa làm chủ được nó. Còn trẻ biết vậy thôi, càng già càng thấm thía, lúc sắp chết ta mới run sợ do thấy mình hoàn toàn nằm trong tay Chúa.
Lại càng không thể tự phụ khi thấy mình chỉ là kẻ trộm đối với Chúa (ẩn dụ đồi Can-vê), người thì “trộm lành” (biết mình trộm và khiêm tốn lụy thuộc Chúa), kẻ thì “trộm dữ” (tự phụ và phủ nhận Chúa).
Vì không tôn vinh Chúa, nên đến giờ chết, “trộm dữ” thường tuyệt vọng và cay đắng nói lời sau cùng như “Acta est fabula!” (hết chuyện! – hoàng đế Rona, Cæsar Augustus, kêu lên khi thở hắt ra hơi thở cuối cùng)… trong khi, vì tôn vinh Chúa liên lỉ suốt đời, nên lúc này “trộm lành” có thể sẽ thanh thản thưa cùng Chúa: "Chúng con là đầy tớ vô dụng, vì chúng con đã làm điều chúng con phải làm" (Lc 17,10).
NK
TIN MỪNG VÀ SUY NGHĨ
CHÂU HÂN sưu tầm
Dù giàu có và quyền lực bao nhiêu đi nữa, nhưng nếu không sống hôm nay, thì bạn không cảm nhận được giá trị của cuộc đời. Mint (Dịch từ Ellentrousdale)
Chuyện xưa kể rằng, có một vị vua ngày đêm lo lắng về sự an nguy cho vương quốc của mình, về kho báu và đặc biệt về ngai vàng của mình. Ông không tìm thấy bình an trong cuộc sống; các vị quan trở thành mối nghi ngờ, và tương lai trở thành nỗi ám ảnh sợ hãi cho ông.
Từ chốn cung điện nhìn xuống đám dân nghèo, ông cảm thấy thèm muốn được như họ, vì ở họ, toát lên sự đơn sơ, chất phác và không một chút lo lắng cho tương lai. Quá tò mò về lối sống của dân nghèo, vua quyết định hóa trang thành người ăn mày để tìm hiểu nguyên nhân nào đã làm cho những dân nghèo được bình an như vậy.
Ngày kia, vua giả dạng người ăn mày gõ cửa nhà một người nghèo để xin ăn. Người nghèo mời vua giả ăn mày vào nhà và cùng chia sẻ một ổ bánh mì với thái độ hạnh phúc và yêu đời. Vua giả ăn mày hỏi:
- Điều gì đã làm ông hạnh phúc như vậy?
Người nghèo đáp:
- Tôi có một ngày rất tốt. Tôi sửa giày và kiếm đủ tiền để mua ổ bánh cho buổi tối nay.
Vua giả ăn mày hỏi tiếp:
- Chuyện gì sẽ xảy ra, nếu ngày mai ông không kiếm đủ tiền mua bánh mì?
Người nghèo là thợ sửa giày đáp:
- Tôi có niềm tin vào mỗi ngày. Ngày từng ngày, mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp.
Sau khi trở về cung điện, suy gẫm… để thử niềm tin của người thợ giày, vua ra lệnh cấm mọi người hành nghề sửa giày dép trong vương quốc. Khi biết có luật mới, người thợ sửa giày nhủ thầm: "Ngày từng ngày, mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp". Ngay lập tức thấy một vài phụ nữ đang gánh nước bỏ nghề để ra chợ bán rau, người thợ giày xin được gánh nước thuê thay họ. Và hôm đó, ông kiếm đủ tiền để mua bánh mì cho buổi tối.
Trời tối, vua lại giả dạng người ăn mày, tới gõ cửa người thợ sửa giày gánh nước thuê. Người thợ sửa giày gánh nước thuê vẫn giữ thái độ ung dung, hạnh phúc chia sẻ ổ bánh mì của mình với vua giả ăn mày.
Hôm sau, vua ra lệnh cấm không cho phép hành nghề gánh nước thuê trong toàn vương quốc. Và cứ như thế, người thợ sửa giày gánh nước thuê liền thay đổi nghề lần nữa… cứ thế và cứ thế… nhưng nơi ông vẫn luôn có sự bình an và tin tưởng vào cách sống từng ngày của mình. Còn vua, vua vẫn không thể nào hiểu nổi sự bình an và niềm tin của người thợ sửa giày gánh nước thuê. Mỗi lần bị cấm hành nghề này, ông ta vẫn thản nhiên tin rằng "ngày từng ngày, mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp" và đi tìm nghề khác.
Vì quá tò mò trước cách sống của người thợ sửa giày gánh nước thuê, đức vua ra lệnh và dàn xếp để ông ta trở thành lính vệ cho triều đình ở ngay trong cung điện. Thật đáng thương! Người thợ sửa giày gánh nước thuê ngày nào làm lính vệ nhưng không được phát lương hằng ngày như những người lính khác, mà phải đợi hết tháng ông ta mới được nhận thù lao. Không sao cả! Người thợ sửa giày gánh nước thuê đang làm lính vệ ấy nhanh chóng quyết định bán thanh gươm –vũ khí duy nhất được trang bị đeo bên hông cho một người lính vệ- và thế là ông có đủ tiền để mua bánh mì cho một tháng; tối đến, ông vẫn có bánh mì và vẫn hạnh phúc.
Đức vua lại giả dạng hành khất tới thăm ông và hỏi:
- Hôm nay ông làm nghề gì mà kiếm tiền mua bánh mì?
Người thợ sửa giày gánh nước thuê đang làm lính vệ cho vua vui vẻ đáp:
- Tôi được làm lính vệ cho đức vua.
Vừa bẻ ổ bánh mì ra làm đôi, đưa nửa ổ cho vua giả ăn mày, giữ lại nửa ổ cho mình… ông hồn nhiên tuôn ra:
- Làm lính nhưng nhận lương vào cuối tháng, nên tôi đã bán thanh gươm thật, mang thanh gươm giả và thế là đủ tiền để mua bánh mì cho một tháng và... có cái mà chia cho ông đây... Ôi! Có sao đâu! Sau khi lãnh được lương tháng, tôi sẽ chuộc lại thanh gươm thật và thế là tôi sẽ dần có một cuộc sống tốt hơn thôi! Nói cho ông mừng với tôi. Hiện nay tôi đang dùng thanh gươm bằng gỗ. Ai mà biết! Ha, ha, ha…
Nhà vua giả dạng hành khất, quá đỗi bất ngờ, hỏi tiếp:
- Nhưng nếu ông phải sử dụng tới gươm vào ngày mai thì sao?
Người thợ sửa giày gánh nước thuê vẫn thản nhiên:
- Ngày từng ngày, mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp.
Quả thật, hôm sau người ta bắt được một tên trộm và kết án xử chém. Vua yêu cầu người thợ sửa giày gánh nước thuê trong trang phục vệ binh phải thi hành án, vì nhà vua biết rằng, với thanh kiếm gỗ, anh thợ sửa giày gánh nước thuê làm lính vệ này sẽ không thể thực hiện được nhiệm vụ, và như vậy để xem niềm tin vào cuộc sống “từng ngày” của ông có thể giúp được gì cho ông ta hay không?
Tên tử tội quỳ xuống chân người thợ sửa giày gánh nước thuê làm lính vệ và van xin được tha mạng vì còn vợ và những đứa con nhỏ nheo nhóc đói rách... Người thợ sửa giày gánh nước thuê trong trang phục vệ binh oai phong của nhà vua nhìn đám đông xung quanh và hô lớn:
- Lạy Đấng Tối Cao! Nếu người sắp bị hành quyết này là người có tội, thì xin cho con được phép thi hành án lệnh nghiêm minh của đức vua tôn quý. Còn nếu như anh ta vô tội, xin hãy biến thanh gươm sắt con đang mang bên mình đây mau chóng trở thành gươm gỗ...
Dức lời, người thợ sửa giày gánh nước thuê làm vệ binh cho đức vua rút kiếm ra khỏi vỏ… và quả thực, mọi người đều thấy: thanh gươm bằng sắt đã biến thành thanh gươm gỗ... Đám đông đồng thanh reo lên:
- Phép lạ! Phép lạ!... Vạn tuế Đức Vua! Vạn tuế Đức Vua!
Nhà vua liền truyền lệnh cởi trói tha cho người bị xử tội ăn trộm, đồng thời, tiến đến người thợ sửa giày gánh nước thuê làm lính vệ, thú nhận rằng:
- Trẫm chính là người ăn mày mỗi tối ăn nửa ổ bánh mì ngươi chia cho ngay tại nhà ngươi. Từ nay trở đi, trẫm muốn ngươi làm bạn quý và làm quân sư đáng tin cậy của trẫm. Ngươi hãy dạy cho trẫm cách sống lạc quan và bình an "ngày từng ngày, mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp".
"Ngày từng ngày, mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp". cuộc sống chỉ thực sự tồn tại trong hiện tại, mà không hề ở trong quá khứ hay trong tương lai.
Sống hôm nay, sống cho giây phút hiện tại, ta sẽ hạnh phúc. Chữ "present" (tiếng Anh) vừa có nghĩa “hiện tại” vừa có nghĩa "quà tặng". Đúng! Hiện tại là quà tặng của Chúa. Ai không sống trong hiện tại là tự mình khước từ quà tặng của Chúa. Chúa Kitô dạy: “Đừng lo lắng về ngày mai, ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy” (Mt 6,34).
Nhưng, đừng lo ngày mai để làm gì? Để hưởng thụ chăng? Để biếng nhác chăng? - Thưa để…
“Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho”. (Mt 6,33).
Vấn nạn: Thế giới ngày càng có nhiều sự giả trá, vì chính con người trong thế giới ngày càng có nhiều kẻ giả dối ngay trong đạo giới. Trước thực trạng này, tôi sẽ tìm kiếm sự chân chính ở nơi đâu? (Một giáo dân nghèo).
Trao đổi
-Chỉ tin Lời Chúa trong Tin Mừng.
-Khi gặp chuyện phân vân, ngờ vực… không thể phân tỏ, không biết hỏi ai, dựa vào ai… hãy dựa vào Tin Mừng mà phân định thực hư.
-Đừng nghe và tin ai nếu người đó không “nói đúng và sống đúng” Lời Chúa trong Tin Mừng.