l Bài đọc 1: Is 49,14-15 Bài đọc 2:1 Cr 4,1-5 Tin Mừng: Mt 6,24-34
Ý TƯỞNG
SUY NGHĨ
Không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền của.
Vì người nào theo tiền của, người đó tuyệt nhiên không thể theo Chúa.
Hãy tin vào sự quan phòng của Chúa.
Hiện tín hữu chúng ta luôn đi ngược Lời Chúa về điều dạy này nhất: khi cho kẻ tích trữ, dự phòng, lo xa… là kẻ khôn ngoan, văn minh, “đẳng cấp” v.v…
l « CHÚA NHẬT I MÙA CHAY NĂM A (9.3.2014)
l Bài đọc 1: St 2,7-9 ; 3,1-7 Bài đọc 2: Rm 5,12-19 hay (Rm 5,12.17-19) Tin Mừng: Mt 4,1-11
Ý TƯỞNG
SUY NGHĨ
Chúa chịu 3 cơn cám dỗ.
Chúa mà còn bị cám dỗ huống chi loài người… nhất là vào những lúc chúng ta ít tỉnh táo do thiếu bận rộn và thiếu quyết tâm.
Chúa Kitô xử sự mạnh mẽ, cương quyết và dứt khoát trong cơn cám dỗ chứ không tranh cãi.
Ngụy biện là cơn cám dỗ khác.
l « CHÚA NHẬT II MÙA CHAY NĂM A (16.3.2014)
l Bài đọc1: St 12,1-4a Bài đọc 2: 2 Tm 1,8b-10 Tin Mừng: Mt 17,1-9
Ý TƯỞNG
SUY NGHĨ
Chúa Kitô biến hình để làm gì?
Để củng cố đức tin cho các môn đệ thời xưa và cho cả tín hữu thời nay.
Tại sao Chúa chỉ chọn riêng vài môn đệ, rồi sau đó lại cấm tiết lộ những gì họ đã được tận mắt chứng kiến?
Những kẻ đơn giản dễ được dậy nhiều hơn; những điều cao sâu bí nhiệm không thể thông tin đại trà.
l « CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM A (23.3.2014)
l Bài đọc 1: Xh 17,3-7 Bài đọc 2: Rm 5,1-2.5-8 Tin Mừng: Ga 4,5-42 hay (Ga 4,5-15.19b-26.39a.40-42)
Ý TƯỞNG
SUY NGHĨ
Chúa Kitô dạy giáo lý cho phụ nữ Samari.
Nội dung đạo mới, giáo lý mới… không được giảng giải ở Giêrusalem cho thầy Thượng tế v.v… lại được giảng giải nơi giếng nước công cộng cho người nữ bị khinh rẻ. Sự ngược đời quá đỗi ấy tất yếu phải hàm chứa thánh ý cao sâu nào đó của Thiên Chúa.
Rõ ràng Chúa đến với người nghèo, kẻ đơn giản… và đích thân Người dạy họ.
Loài người đi chiều nghịch lại ngược dòng Phúc âm: cứ ra vẻ mình không đơn giản… dù biết thế sẽ không được giảng dạy gì thêm nữa.
l « CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY NĂM A (30.3.2014)
l Bài đọc 1: 1 Sm 16,1b.6-7.10-13a Bài đọc 2: Ep 5,8-14 Tin Mừng: Ga 9,1-41 hay (Ga 9,1.6-9.13-17.34-38)
Ý TƯỞNG
SUY NGHĨ
Khi anh mù được sáng mắt là lúc bọn Pharisêu mù mắt trước Chân lý.
Có khi nào ngày nay tái diễn cũng vở hài kịch ấy giữa chúng ta không?
Hãy nghiệm nghe thị phạm cuộc đấu khẩu giữa anh mù - phe chân lý với bọn Pharisêu - phe mạo chân lý.
Lý luận của phe mạo chân lý bao giờ cũng lẩn quẩn, tối tăm và dẫn đến tăm tối lẩn quẩn liên tiếp.