Tín Lăng Quân là công tử Ngụy Vô Kỵ (người hoàng tộc), vốn là người có tâm hồn cao khiết, nhân hậu, thích chiêu hiền đãi sĩ, không phân biệt giàu nghèo, thường lấy lễ để giao tiếp với kẻ sĩ.
Nước Ngụy có kẻ ẩn sĩ tên là Hầu Doanh, tuổi độ 70, nhà nghèo, làm nghề giữ cửa thành Di Môn ở Đại Lương. Tín Lăng Quân nghe tiếng, tìm đến kính cẩn kết giao. Tín Lăng Quân công tử chí thành khiến Hầu Doanh không thể từ chối.
Hầu Doanh giới thiệu với công tử Tín Lăng Quân một người mổ heo ở chợ tên là Chu Hợi. Tín Lăng Quân công tửvẫn thành tâm lui tới thăm viếng Chu Hợi, nhưng Chu Hợi chưa từng đáp lễ, công tử không hề có ý gì buồn phiền.
Ngày kia, nhà công tử Tín Lăng Quân có đặt tiệc mời các tân khách. Công tử Tín Lăng Quân tự mình đánh xe mời HầuDoanh, rồi vào chợ đón Chu Hợi. Giữa tiệc đông đảo mọi người cao quý, hoàng thânquốc thích, tể tướng, đại phu, tướng quân, phu nhân, kiều nữ vọng tộc... Công tử Tín Lăng Quân vẫnxem Hầu Doanh và Chu Hợi là thượng khách. Nhiều người thấy vậy chửi thầm HầuDoanh và Chu Hợi.
Chuyện trên xảy ra trong thời kỳ nước Tần sai Đại tướng Vương Hạt đem quân vây kín Hàm Đan của nước Triệu đánhphá suốt ngày đêm. Tướng quốc của nước Triệu là Bình Nguyên Quân Triệu Thắng cứ lăm leđầu hàng. Trước nay Triệu Thắng vốn kết thân với Tín Lăng Quân (Ngụy Vô Kỵ), lạiquen biết với vua Ngụy là An Ly Vương. Triệu Thắng sai sứ giả sang Ngụy vương mượnquân. Vua Ngụy sai tướng Tấn Bỉ đem 10 vạn quân sang cứu Triệu. Vua Tần biết vậyhăm dọa:“Nước nào cứu Triệu ta diệt nước đó”.
Ngụy Vương nghe vậy cả sợ, liền ra lệnh cho Tấn Bỉ án binh bất động ở Nghiệp Hạ. CònTín Lăng Quân vốn có mối giao tình thâm đậm với Triệu Thăng, nênông cố vào triều thuyết phục vua Ngụy tiến quân. Vua Ngụy quyết khước từ.
Tín Lăng Quân đau đớn không biết làm cách nào để giúp bạn mình, liền nói với đámthực khách:
- Các vị có vì ta mà hy sinh cứu Triệu không?
Cả ngàn tân khách đều hưởng ứng lời hiệu triệu đó.
Tín Lăng Quân dẫn đám thực khách đi ngang qua Di Môn, ghé lại thăm Hầu Doanh, HầuDoanh nói:
- Chúc công tửđạt thành. Tôi già rồi không theo công tử được.
Thấy Hầu Doanh không nói gì thêm, Tín Lăng Quân từ giã ra đi lòng buồn vẩn vơ. Điđược mấy dặm, Tín Lăng Quân chợt nghĩ điều gì đó, bèn quay lại, thấy Hầu Doanh đứngtrước cửa đón mình. Hầu Doanh mỉm cười nói:
- Tôi đoán công tử thế nào cũng trở lại.
Tín Lăng Quân hỏi:
- Sao ông biết?
Hầu Doanh nói:
- Công tửluôn tiếp đãi tôi rất hậu. Giờ này công tử vào nơi nguy hiểm mà tôi không có một ý kiến gì, tất công tử sẽ giận, nên trở lại hỏi cho ra lẽ.
Tín Lăng Quân nói:
- Tôi ngờmình tiếp đãi tiên sinh có điều gì sơ sót nên tiên sinh mới giận mà ghét bỏ, vì thếtôi quay lại hỏi cho biết.
Hầu Doanh nói:
- Công tử nuôi ba ngàn thực khách đã vài chục năm rồi thế mà không có vị nào nghĩ radiệu kế. Công tử và đám thực khách liều mạng xông vào trại Tần có khác nào ném thịtcho hổ đói? Có phải trước đây công tử có ơn với Vương Phi Như Cơ không?
Tín Lăng Quân chợt nhớ ra... Liền quay về thành Ngụy gặp Vương Phi Như Cơ, nhờVương Phi lấy cắp binh phù đưa cho mình rồi tức tốc trở lại gặp Hầu Doanh, Hầu Doanh nói:
- Tướng ngoài mặt trận có thể không tuân theo mệnh vua. Công tử phải mời Chu Hợimới được.
Tín Lăng Quân cùng Hầu Doanh đến gặp Chu Hợi. Chu Hợi nói:
- Tôi là đứa mổ heo ở chợ, thân phận hèn hạ, bấy lâu đội ơn công tử hạ cố. Sở dĩ tôi không nói lời ơn nghĩa vụn vặt là đợi đến lúc này đây.
Hầu Doanh nói:
- Binh hung chiến nguy! Tôi nay đã già không đi cùng công tử được. Khi công tử tới mặt trận, ởđótôi xin lấy cái chết để tạ ơn công tử.
Ba người bái biệt nhau. Tín Lăng Quân đến Nghiệp Hạ, rồi cùng với Chu Hợi vào yết kiến lãotướng Tấn Bỉ. Tín Lăng Quân nói:
- Đại vương thấy tướng quân mấy mươi năm dầm sương dãi nắng cực khổ về binh nghiệp,nay sai tôi đến cầm quân thay cho lão tướng.
Nói rồi đưa binh phù ra, hai bên so, ăn khớp nhau. Nhưng Tấn Bỉhơi nghi ngờ, nói:
- Làm tướng ngoài mặt trận có lúc vì tình thế mà không tuân theo mệnh vua, tuy rằngcông tử có binh phù này nhưng hãy chờ ít hôm, tôi làm sổ sách và cho người về hỏi lạinhà vua lần nữa.
Tín Lăng Quân nói:
- Cứu binh như cứu lửa. Thành Hàm Đan đang khắc khoải từng giây phút, lẽ nào phảichờ tin đi tin lại?
Chu Hợi hét:
- Nguyên soái không tuân theo mệnh vua, ý muốn làm phản chăng?
Nói rồi lấy dùi sắt đập đầu Tấn Bỉ chết ngay.
Tín Lăng Quân cùng Chu Hợi đoạt lấy binh quyền, đánh vào trại Tần. Tướng Tần làVương Hạt đại bại, kéo tàn quân chạy về Hàm Cốc quan đóng kín cửa ải. Tín Lăng Quân cứu được nước Triệu, danh tiếng lẫy lừng.
Lời Bàn:
Vào cuối thời chiến quốc nhiều hoàng thân hay quan lại cao cấp mở cửa để đón thực khách như: ở Tề có Mạnh Thường Quân ĐiềnVăn, ở Triệu có Bình Nguyên Quân Triệu Thắng, ở Sở có Xuân Thân Quân Hoàng Yết v.v...chưa kểđến những tay vô lại, con buôn như Lao Ái, Lã Bất Vi ở Tần... thực khách củahọ có đến ba ngàn người. Đám thực khách ấy bu bám vào các ông hoàng thân ăn ở đến mườimấy năm.
Công tử Ngụy Vô Kỵtên là Tín Lăng Quân là trang công tử tuyệt vời.
Thực khách của ông ta hầu hết là những người có dũng khí. Cứ xem việc ngàn khách đóxung phong cùng Tín Lăng Quân đi đánh bạo Tần, đủ hiểu. Sở dĩ được như vậy là nhờTín Lăng Quân đối xử với họ hết lòng. Điển hình như Hầu Doanh, Chu Hợi. Hầu Doanhlà ông già giữ cổng thành Di Môn, Chu Hợi là anh mổ heo ở chợ. Họ sống nhưnhững kẻ vô danh. Địa vị của họ thấp hèn, nhưng khí tiết và phẩm chất của họ chưahẳn đã thấp.
Vua Ngụy hứa giúp quân cho Triệu, nhưng vì sợ Tần mà không dám tiến binh. Ngụy VôKỵtức Tín Lăng Quân thuyết phục thế nào cũng không xong. Đám thựckhách của Tín Lăng Quân không ai cómưu kế gì. Cuối cùng, Tín Lăng Quân và đám thực khách ấy đành phải đi liều mạng với Tần. Thửhỏi ba ngàn khách so với 15 vạn (150.000) quân Tần khác nào ném thịt vào miệng thú dữ! Bấygiờ Hầu Doanh mới bày diệu kế. Nguyên nàng Như Cơ (vợ vua Ngụy) trước đây có mộtmối thù với kẻ giết cha mình. Mối thù ấy cho đến vua Ngụy cũng trả không được. Thếmà Tín Lăng Quân giúp nàng trả thù được. Việc ấy ít người biết. Dẫu biết chưa chắc ai nghĩra được diệu pháp sau đó. Hầu Doanh đã bày cho Tín Lăng Quân vào thành nhờ Như Cơ trộmbinh phù để sai khiến tướng Tấn Bỉ. Ông còn cho biết thêm, có thể Tấn Bỉ không giaobinh quyền. Vậy thì làm cách nào? Chu Hợi là người mổ heo ở chợ, có sức khỏe tốt lạigan dạ. Sửsách sau này nói: “Tín Lăng Quân hạ mình kết thân với Chu Hợi, từng giúp đỡ cho ChuHợi, nhưng Hợi chưa bao giờ nói được một tiếng cám ơn, Tín Lăng Quân không để tâmđến việc đó”. Giờ này Chu Hợi vì nghĩa mà đi làm việc lớn. Chu Hợi giết Tấn Bỉ để đoạtbinh quyền, nhờ đó Tín Lăng Quân kéo 10 vạn binh Ngụy đi đánh giặc Tần, giải vây cho HàmĐan.
Tại sao Hầu Doanh nói: “Khi công tử tới mặt trận, ở đây tôisẽlấy cái chết để tạ ơncông tử”? Câu nói đó có 2 nghĩa. Theo ngày xưa, người ta kết thân với nhau, có việc gì trọng đại mà họ không giúp được, thì người không giúp được phải tự sát để linh hồnyểm trợ người kia. Còn một nghĩa nữa: Hầu Doanh đã bày cho Tín Lăng Quân một việcphạm pháp có tội với triều đình đáng bị xử tử cả họ. Nên Hầu Doanh phảitự sát. Cái chết đó còn là chết thay cho Tín Lăng Quân nữa. Tín Lăng Quân quả thật tuyệt vời mớicó những người bạn như vậy.
Đọc xong truyện trên chỉ cần học được lòng biết ơn và lòng trung tín cũng đủ để truyện không trôi đi vô ích.